Cây Sa Kê hay còn gọi là cây bánh mì rất quen thuộc trong dân gian Việt Nam. Được sử dụng nhiều trong lĩnh vực ẩm thực như chiên, nấu canh… Lá Sa Kê phơi khô có thể sử dụng để trị viêm gan, sỏi thận, đau nhức răng theo những bài thuốc Y học cổ truyền. Các bạn hãy cùng cây xanh LASC tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc cây Sa Kê đúng kỹ thuật nhé.
1. Giới thiệu về cây Sa Kê – cách trồng và chăm sóc cây sa kê
Tên khoa học của cây là Artocarpus altilis, thuộc họ Dâu Tầm (họ: Moraceae) cây có nguồn gốc từ các quốc gia ở phía Tây Thái Bình Dương, được du nhập vào nhiều nước Nhiệt Đới. Cây thuộc nhóm cây thân gỗ lớn, có thể đạt chiều cao trên 15m trong điều kiện tự nhiên. Thân cây có mủ màu trắng sữa, nhiều cành nhánh mọc ngang qua các hướng tạo thành tán lá rộng.
Lá Sa Kê to bản, chia thành 4-8 thùy dài, cuốn lá màu xanh đậm, cứng và tròn mập. Khi lá rụng thì cuống sẽ để lại sẹo trên cành. Bề mặt lá có màu xanh nhẵn bóng ở mặt trên nhưng nhám ở mặt dưới. Lá giả chuyển sang màu vàng nâu rồi khô rộng.
Sa Kê là cây đơn tính cùng gốc, có cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cây. Cụm hoa đực có dạng bông dài mọc trước, cụm hoa cái hình bầu thuôn dài. Hoa cái khi còn non có màu xanh lá, chuyển sang vàng nâu khi già. Cây thụ phấn qua côn trùng và động vật do hoa cứng và lớn nên tác dụng của gió không hiệu quả cao. Quả Sa Kê to hơi tròn giống Mít. Bề mặt quả có gai nhỏ li ti không nhọn. Thịt quả màu trắng hơi ngả vàng.
2. Những công dụng của Cây Sa Kê – cách trồng và chăm sóc cây sa kê
Hầu như toàn bộ cây Sa Kê đều sử dụng được cho cuộc sống của con người.
- Lá cây: rửa sạch rồi thái nhỏ phơi khô có tác dụng trị viên gan, phù thủng, mịn nhọt.
- Rễ cây giúp chữa bệnh hen suyễn, các bệnh về da và đường tiêu hóa, dạ dày.
- Nhựa cây cũng được sử dụng để điều trị tiêu chảy, kiết lị.
- Gỗ của cây có thể dùng để chế tạo đồ trang trí nội thất.
- Đặc biệt quả của cây chứa khoảng 25% Cacbohydrat, Vitamin C, Kali và Kẽm nên được sử dụng để cung cấp năng lực cho quá trình vận động. Quả Sa Kê có hoạt chất Oxy giúp chống nhiễm trùng, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạnh, hạn chế xơ vữa động mạch.
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sa Kê
3.1 Kỹ thuật trồng cây sa kê
Cây Sa Kê là cây thân gỗ lớn, ưa sáng nhưng có thể chịu bóng râm bán phần. Tuy nhiên trồng cây ở khu vực đầy đủ ánh nắng cây sẽ sinh trưởng tốt hơn.
Cây sinh trưởng tốt ở vùng Nhiệt Đới do khả năng chịu nóng tốt. Nhiệt độ lý tưởng của cây là 18 – 35 o C
– Cây ưa ẩm và phù hợp với nhiều loại đất, ngay cả đất nhiễm mặn, nhiễm phèn cây vẫn dễ thích nghi. Tuy nhiên đất phải tơi xốp và thoát nước tốt, Sa kê không chịu được ngập úng.
– Khi tưới cây phải tưới lên thân để giữa độ ẩm, tránh tưới nước nhiều ở gốc sẽ gây úng rễ.
– Trước khi trồng cây Sa Kê, bón lót bằng phân trùng quế hoặc phân chuồng hoai sẽ giúp cây mau sinh trưởng và phát triển.
3.2 Chăm sóc cây Sa Kê
Cây Sa Kê có sức sinh trưởng mạnh, thường ít bị sâu bệnh phá hoại. Tuy nhiên, cây cũng cần có một cách trồng và chăm sóc cây sa kê đúng đắn. Chúng ta nên lưu ý những điểm như sau trong quá trình và chăm sóc cây để đảm bảo cây khỏe mạnh:
– Trong giai đoạn cây phát triển 3 – 4 tháng sau trồng, có thể bón thêm phân NPK 16-16-8 liều lượng 02 lần/năm, bón phân chuồng hoai vào trước giai đoạn cây ra hoa 2-3 tuần để quả sinh trưởng tốt.
– Cắt tỉa những cành khô héo để đảm bảo cây sinh trưởng tốt do những cành héo rất dễ bị nấm sẽ ảnh hưởng đến toàn thể cây.
– Vào mùa mưa, nên phun SEC SAIGON 10EC để phòng trừ sâu khoang và nhện đỏ. Kết hợp với ANVADO 100WP để phòng rệp sáp, rầy xanh.
Các bạn hãy nhanh đến với chúng tôi, công ty cây xanh LASC sẽ tư vấn và hỗ trợ các bạn cách trồng và chăm sóc cây Sa Kê đúng kỹ thuật. Hãy truy cập website của chúng tôi https://lasc.com/ để biết thêm thông tin chi tiết.