8 nguyên tắc thiết kế cảnh quan sân vườn căn bản chi tiết nhất

Nguyên tắc thiết kế cảnh quan là điều bất kì cơ quan, đơn vị thi công nào cũng mong muốn tìm hiểu. Vậy làm thế nào để tạo nên những địa điểm mang phong cách riêng, độc đáo và thu hút khách du lịch? Hãy cùng LASC tìm hiểu qua nội dung bài viết chi tiết dưới đây để biết thêm những thông tin bổ ích nhé! 

>>>> XEM THÊM: Tư vấn thiết kế cảnh quan cây xanh landscape đẹp [Tư vấn báo giá]

1. Tính đồng nhất (Unity) 

Tính đồng nhất đối với các nguyên tắc trong thiết kế cảnh quan được định nghĩa là sự lặp đi lặp lại một cách tuần hoàn, có trật tự thống nhất và nhất quán về các yếu tố: chủng loại, chiều cao, độ rộng, kích thức, kết cấu, màu sắc,… của cây, đá, vật dụng trang trí hay các nhóm thực vật nói chung trong thiết kế cảnh quan sân vườn.

Ngoài ra, nếu như bạn muốn tự tạo ra một cảnh quan sân vườn theo một chủ đề yêu thích nhất định, đừng nên bỏ qua phương pháp này nhé! Chủ đề ở đây có thể nhắm đến một loại hình cảnh quan đa dạng nào đó như: rừng mưa nhiệt đới, khung cảnh miền quê Nam Bộ, ốc đảo sa mạc,… thay đổi phong phú, đa dạng.

Bên cạnh đó, tính đồng nhất còn tạo nên sự liên kết. Điều này giúp cho bản vẽ của bạn có sự Logic giữa các phần. Thiết kế sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn. Áp dụng nguyên tắc này sẽ đem lại cho người dùng một phong cách rất riêng đối với mỗi thiết kế khác nhau.

nguyên tắc thiết kế cảnh quan

Tính đồng nhất tạo nên sự liên kết các phần

>>>> ĐỌC TIẾP: Các phong cách thiết kế sân vườn đẹp và được ưa chuộng hiện nay

2. Tính đơn giản (Simplicity)

nguyên tắc thiết kế cảnh quan

Tính đơn giản là một trong những phương pháo được ưu tiên hàng đầu.

Trong nguyên tắc thiết kế cảnh quan không thể bỏ qua tính đơn giản. Phương pháp này là một trong những cách được ưu tiên hàng đầu. Người dùng áp dụng rất nhiều trong cả thiết kế và nghệ thuật. Điển hình là các nhiếp ảnh gia thường tối giản đi hết mức có thể những chi tiết thừa. Cách này giúp đem lại cho người xem một sự tập trung nhất định vào điểm nhấn. Nội dung sâu sắc và tác giả muốn truyền đạt.

Sử dụng kĩ thuật này trong thiết kế cảnh quan như thế nào? Khi thiết kế, bạn nên tối giản hết mức có thể các chi tiết. Khi đưa vào bài, hãy chọn lọc những hình ảnh phù hợp nhất. Tránh khiến cho người dùng cảm giác rối mắt vì bản vẽ của bạn.

3. Chuyển tiếp tự nhiên (Natural transition) 

Các nguyên tắc trong thiết kế cảnh quan không thể bỏ qua chuyển tiếp tự nhiên. Người dùng có thể dễ dàng áp dụng trong thiết kế, tránh sự thay đổi quá đột ngột đối với bản vẽ sân vườn của bạn. Khi khách hàng vận dụng nguyên lí này sẽ giúp cho cảnh quan sân vườn chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt không mắc phải những sai lầm của những người thiếu kinh nghiệm thực tế, đôi lúc quên tính liên tục của tổng thể.

Quá trình hoạt động chuyển tiếp tự nhiên được hiểu là sự bảo đảm thay đổi diễn ra một cách chậm rãi. Làm cho các sự vật có sự liên kết chặt chẽ. Khiến khách hàng có cái nhìn logic hơn về tổng thể cảnh quan. Điểm dễ nhận biết của hoạt động này đó là sự thay đổi theo tuần tự ở màu sắc và chiều cao của cây. Ngoài ra còn kết hợp các yếu tố tương tự khác như tượng, đá,… nhằm tăng sức thu hút.

Cách đơn giản để tạo ra sự chuyển tiếp một cách tự nhiên đó là áp dụng “bước chuyển hiệu ứng”. Phương pháp được hiểu là tổ chức cây trồng theo một thứ tự nhất định: tăng dần hoặc giảm dần. Bắt đầu từ những cây thân gỗ cao lớn và cuối cùng là thảm cỏ xanh mướt.

Các nguyên tắc trong thiết kế cảnh quan

Các nguyên tắc trong thiết kế cảnh quan không thể bỏ qua chuyển tiếp tự nhiên.

>>>> ĐỌC NGAY: Thiết kế khu vực sân trường vườn trường mầm non ở đâu tốt ?

4. Tính cân bằng (Balance) 

Tính cân bằng là một trong những nguyên tắc thiết kế cảnh quan sân vườn quan trọng mà bạn nên lưu tâm. Phương pháp này bao gồm sự cân đối 1 cách tuyệt đối về mọi mặt. Có hai dạng mà người dùng có thể áp dụng trong bản vẽ bao gồm: Symmetrical Balance và Asymmetrical Balance. Những chức năng trái ngược nhau nhưng lại kết hợp để tạo nên bản vẽ hoàn chỉnh nhất.

nguyên tắc thiết kế cảnh quan

Tính cân bằng là một trong những nguyên tắc thiết kế cảnh quan sân vườn quan trọng mà bạn nên lưu tâm

5. Cân bằng đối xứng (Symmetrical Balance) 

Đối với các thiết kế trong cảnh quantất cả các thành phần được nhắc đến phải chia bằng nhau. Mọi chi tiết đều có một phiên bản đối xứng được gọi là bản sao giống nhau hoàn toàn. Từ hình dạng, kích thước đến màu sắc,…mang lại sự đối xứng tuyệt đối về tổng thể hình học. Nguyên lý này được người dùng áp dụng rất nhiều trong các bản vẽ thời kỳ phục hưng.

Sự đối xứng 2 bên một cách cân bằng này thường không thể ước lượng một cách hoàn toàn chính xác trong tự nhiên. Tuy nhiên, một số người hiện nay có xu hướng thích nhìn thất mọi vật cân bằng. Điều này giúp mang lại sự ổn định và trật tự nhất định. Ứng dụng của phương pháp này thường được thấy đối với các loại bụi cây trồng đánh dấu điểm đầu và điểm cuối.

Bên cạnh đó, phương pháp nào cũng sẽ có nhược điểm và không ngoại lệ. Đối với nguyên lý này, bạn sẽ rất tốn công bảo dưỡng lâu dài. Trạng thái cân bằng của sự vật rất dễ bị phát vỡ bởi sự tác động của quá trình phát triển không đều. Quá trình này làm cây cối dễ chết không đồng nhất, hòa quyện hay liên kết với nhau nữa. Bạn nên lưu ý điều này nhé!

nguyên tắc thiết kế cảnh quan

Đối với các thiết kế trong cảnh quan, tất cả các thành phần được nhắc đến phải chia bằng nhau.

>>>> ĐỌC THÊM: Tiêu chuẩn thiết kế công viên và các nguyên tắc thiết kế cơ bản

6. Cân bằng không đối xứng (Asymmetrical Balance) 

Cân bằng không đối xứng là một dạng trừu tượng hay tự do. Tuy nhiên vẫn tạo cảm giác thống nhất, hài hòa và cân bằng. Thông qua sự tuần hoàn của một vài yếu tố khác xung quanh. Khách hàng có thể sẽ gặp một số trục trặc nhỏ, khó khăn để nhận ra phương pháp này. Điều này là ưu điểm giúp bản vẽ của bạn đem lại vẻ tự nhiên, thoải mái. Hãy tận dụng một cách triệt để nhé!

Asymmetrical Balance được các nhà thiết kế ưa chuộng trong lĩnh vực này. Các bản vẽ dựa trên phương pháp này luôn có sự bí ẩn, hấp dẫn người dùng.

Các nguyên tắc trong thiết kế cảnh quan

Cân bằng không đối xứng là một dạng trừu tượng hay tự do

7. Màu sắc (Color)

Một chi tiết quan trọng nhất với các nguyên tắc trong thiết kế cảnh quan đó là màu sắc. Sự phối màu của bạn sẽ quyết định nên sự sống của bản vẽ. Điều tốt nhất mà bạn điểm sắc nên đó là vẻ quyến rũ, tinh tế. Để biết chi tiết, hãy cùng chúng tôi tham khảo qua nội dung dưới đây nhé!

7.1. Màu ấm (Warm Colors)

Nếu bạn sử dụng tone màu ấm sẽ giúp cho bản vẽ trở nên gần gũi, thân thiện hơn. Thường được sử dụng ở phía trước của một bản thiết kế cảnh quan sân vườn. Trong hội họa, các họa sĩ thường áp dụng phương pháp này để bắt điểm trước thiên nhiên. Phối màu sắc ấm áp ở phía trước và bao trùm phía bên sau đó là sắc lạnh của sự vật. Điều này tạo nên điểm nhấn đối với tác phẩm của bạn.

Đối với các nguyên tắc trong thiết kế cảnh quan, việc lựa chọn tone màu ấm là điều cần thiết. Bạn có thể áp dụng phương pháp này để chất lượng hình ảnh được cải thiệt hơn. Bên cạnh đó, người dùng không nên lạm dụng quá dễ dẫn đến tác dụng ngược cho sản phẩm.

Các nguyên tắc trong thiết kế cảnh quan

Nếu bạn sử dụng Tone màu ấm sẽ giúp cho bản vẽ trở nên gần gũi, thân thiện hơn

7.2. Màu lạnh (Cool Colors)

Tone màu lạnh có thể làm cho đối tượng có vẻ trở nên xa lạ hơn đối với bạn. Đây có thể là một kĩ thuật tuyệt vời để sử dụng. Bạn có thể thảm khảo để giúp thiết kế chuyên nghiệp hơn. Việc sử dụng quá nhiều trong các nguyên tắc trong thiết kế cảnh quan có thể làm sản phẩm của bạn mất sức sống. Vì vậy bạn nên cân nhắc, sử dụng một cách hợp lí.

nguyên tắc thiết kế cảnh quan

Tone màu lạnh có thể làm cho đối tượng có vẻ trở nên xa lạ hơn đối với bạn.

7.3. Màu trung tính (Neutral Colors)

Đối với các màu trung tính như xám, đen, trắng bạn nên áp dụng vào bản vẽ thiết kết như màu nền bổ sung. Độ nhạt của Neutral Colors sẽ giúp giảm đi sự chói của các tone sáng nếu bạn dùng đúng cách. Người dùng có thể kết hợp với các màu tươi sáng ở phía trước đó. Tuy nhiên, màu này rất linh hoạt nhưng nên hạn chế sử dụng tránh làm rối bố cục.

Các nguyên tắc trong thiết kế cảnh quan

Đối với các màu trung tính như xám, đen, trắng bạn nên áp dụng vào bản vẽ thiết kết như màu nền bổ sung.

7.4. Các màu khác (Other Uses Of Color) 

Một bản vẽ được đóng góp từ rất nhiều màu sắc khác nhau, hòa quyện với nhau. Nếu như thiếu một trong các màu thì thiết kế không thể được gọi là hoàn chỉnh. Người dùng có thể tham khảo cách phối màu chuẩn để có thể sáng tạo tốt hơn.

Tóm lại, màu sắc đóng vai trò cực kì quan trọng trong nguyên tắc thiết kế cảnh quan. Giúp bản vẽ thu hút sự chú ý của bạn đến một khu vực của cảnh quan sân vườn với những chi tiết đa dạng. Bên cạnh đó, điều thú vị là người dùng có thể áp dụng bảng màu vẽ yêu thích của mình cho một mục đích riêng nào đó. Đây là một nghệ thuật rất hiệu quả nếu bạn muốn gây ấn tượng mạnh với khách hàng.

nguyên tắc thiết kế cảnh quan

Một bản vẽ được đóng góp từ rất nhiều màu sắc khác nhau, hòa quyện với nhau.

8. Tính cân đối (Proportion)

Tính cân đối tuy là một trong các yếu tố rất đơn giản của các nguyên tắc trong thiết kế cảnh quan nhưng lại rất dễ vi phạm. Trong tất cả các nguyên lí thiết kế đều chứa tính cân bằng nhất định nhưng bạn vẫn cần phải bỏ thơi gian suy nghĩ và hoạch định rõ ràng. Bên cạnh đó vẫn có những thiếu sót, hãy cùng xem nội dung dưới đây để không mắc lỗi nhé!

  • Những sai lầm dễ dàng tránh: Khi tạo một bản vẽ nhỏ nhưng người dùng sử dụng các chi tiết quá lớn để thu hút sự chú ý. Tuy nhiên điều này sẽ làm cho thiết kế của bạn gò bó, nhỏ bé.
  • Những sai lầm khó tránh hơn: Khi những chi tiết bạn đưa vào không được tính toán kĩ lưỡng, có thể phát sinh những vấn đề. Điều này làm tính cân đối của bản thiết kế bị phá hủy
  • Tính lặp lại (Repetition): Sử dụng quá nhiều có thể đem lại tác dụng phụ. Điều này khiến cho thiết kế của bạn lạc đề, nhàm chán, bản vẽ lộn xộn, vô tổ chức.
nguyên tắc thiết kế cảnh quan

Tính cân đối tuy là một trong các yếu tố rất đơn giản của các nguyên tắc trong thiết kế cảnh quan nhưng lại rất dễ vi phạm.

Như vậy, bài viết trên là toàn bộ nguyên tắc thiết kế cảnh quan được LASC tổng hợp chi tiết nhất. Hi vọng qua nội dung, bạn đọc có thể đúc kết được những kinh nghiệm quý báu và xây dựng cho mình một phong cách ứng dụng vào bản vẽ một cách hợp lí, sinh động, hấp dẫn. Nếu như có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp trực tiếp và nhanh nhất nhé! Chúc bạn thành công.

Bạn có thể tìm kiếm doanh nghiệp theo địa chỉ dưới đây:

  • Địa chỉ:
    • Hồ Chí Minh: 345 Lý Thường Kiệt, Phường 9, Q.Tân Bình, TP. HCM.
    • Hà Nội: Số 24, ngách 92, ngõ 141 giáp nhị, P. Thịnh Liệt, Q. Hoàng Mai, TP Hà Nội.
    • Ninh Thuận: Thôn Quán Thẻ 1, Xã Phước Minh, Huyện Thuận Nam, Tỉnh Ninh Thuận.
    • Bình Thuận: 1207 QL55, Xã Tân Thắng, Huyện Hàm Tân, Tỉnh Bình Thuận.
  • Website: https://lasc.vn/
  • Email: congtylasc@gmail.com
  • Hotline: 0912373539

>>>> KHÁM PHÁ CHI TIẾT: 

 

Chuyên mục: Blog