Cây trồng không cần nắng nhưng vẫn sinh trưởng tốt là điều được nhiều người quan tâm. Cùng công ty thiết kế cây xanh Lasc xem qua top 15 loại cây để biết đó là những cây gì nhé!
>>>> ĐỌC NGAY: Mua bán cây xanh – Mua bán cây công trình giá tốt
1. TOP 15 cây trồng không cần nắng mang lại giá trị phong thuỷ
1.1. Cây Kim Tiền – Một trong các loại cây không cần ánh sáng
Một trong những loại cây trồng trong nhà không cần ánh sáng là cây kim tiền. Cây có tên khoa học là Zamioculcas zamifolia. Người ta còn gọi đây là cây kim phát tài. Giống cây này thuộc cây cảnh họ thiên nam tinh. Cây thuộc loại rễ chùm, sống lâu năm và thường xanh tốt. Thân cây mọng nước, to và phát triển khỏe mạnh. Loài cây này còn tượng trưng cho tiền tài và may mắn.
Kim tiền là cây trồng không cần ánh sáng. Cây rất dễ sống nên không quá đòi hỏi về môi trường và điều kiện chăm sóc. Kim tiền cũng ít khi gặp sâu bệnh hại nên việc chăm sóc khá dễ dàng. Chỉ cần lưu ý một số yếu tố như:
- Ánh sáng: là một trong những cây trồng không cần ánh sáng nên cây cần tránh ánh nắng gắt. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Chỉ cần đặt cây ở nơi có ánh sáng nhẹ để quang hợp.
- Nhiệt độ, độ ẩm: cây chịu được nhiệt độ tương đối cao (từ 25-27 độ C). Không nên đặt cây ở nơi có nhiệt độ quá thấp. Dưới 18 độ C sẽ gây rụng lá cho cây và dễ dẫn đến chết. Điểm cộng của cây là phát triển tốt ở cả độ ẩm thấp và cao.
- Đất trồng: thích hợp với nhiều loại đất trồng. Đặc biệt phát triển tốt ở những nơi đất có giun, màu mỡ, tơi xốp và thoáng khí.
- Nước: tưới nước trung bình 1 lần/ tuần là đủ. Không cần tưới nước quá nhiều sẽ gây úng rễ, cây dễ chết.
1.2. Cây Trầu Bà Vàng trồng không cần ánh sáng
Cây trầu bà vàng có tên khoa học là Philodendron erubescens ‘gold’. Cây thuộc họ Araceae(họ ráy). Thân cây tròn và có màu vàng nhạt. Là thân thảo leo và có rễ khí sinh. Độ lan rộng của cây có thể từ 25-30cm. Trầu bà vàng có lá màu xanh vàng nhẹ, không sặc sỡ mà rất nhã nhặn và cuốn lá màu hồng nhạt.
Trầu bà vàng là loại cây trồng không cần ánh sáng. Cách chăm sóc cũng khá dễ dàng. Về các yếu tố của môi trường xung quanh:
- Đất: Cần chọn đất màu mỡ, tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng. Nên trộn hỗn hợp gồm đất thịt, xơ dừa và tro trấu. Đây là loại đất thích hợp nhất cho cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
- Nước: Cây trầu bà vàng là cây ưa ưa ẩm. Vì vậy, cây cần được tưới nước thường xuyên để đảm bảo cho quá trình sinh trưởng. Tuy nhiên, mỗi lần tưới chỉ tưới một lượng nước vừa đủ. Không tưới quá nhiều dễ gây hiện tượng ngập úng, thối rễ và vàng lá.
- Ánh sáng: Cây ưa bóng bán phần hoặc hoàn toàn râm mát. Do đó, nên hạn chế để cây tieps xúc với ánh nắng mặt trời, dễ gây cháy lá và cây có thể chết.
- Nhiệt độ: Trầu bà vàng thích hợp ở nhiệt độ cao từ 20-25 độ C. Không để cây ở nhiệt độ quá thấp, trầu bà vàng rất sợ lạnh nên sẽ dễ chết.
- Phân bón: Nên chú ý bón lót cho cây đầy đủ, bón định kỳ bằng phân lỏng hoặc phân đạm vô cơ để lá mọc khỏe và màu đẹp.
>>>> KHÁM PHÁ NGAY: 10 loại cây ăn trái dễ trồng giàu dinh dưỡng và cho năng suất cao
1.3. Cây sen Thạch Bích – Cây trồng không cần ánh nắng
Cây sen Thạch Bích hay còn được gọi là sen Thạch Bích cánh bướm. Cây thuộc họ bỏng, có tên khoa học là Crassula ovata. Cây có lá màu xanh thẫm, căng mọng và tươi tốt quanh năm. Lá cây hình bầu dục mọc đối xứng nhau như hình cánh bướm. Cây sen Thạch Bích thường ra hoa vào cuối năm hoặc vào mùa đông lạnh. Đây là loài cây tượng trưng cho sự hạnh phúc, nơi gửi gắm thông điệp tình yêu lâu dài, bền bỉ.
Cây sen Thạch Bích là một trong những loại cây trồng không cần ánh sáng. Cách chăm sóc cũng không hề cầu kì:
- Ánh sáng: là cây ưa sáng, càng có ánh sáng cây càng phát triển, lá cây càng mịn hơn. Nên cho cây tắm nắng vào buổi sáng, tránh ánh nắng gắt.
- Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp từ 20-30 độ C. Không nên để cây ở môi trường quá nóng hoặc quá lạnh để đảm bảo sự phát triển bình thường của cây.
- Nước: cây không yêu cầu quá nhiều nước. Chỉ cần tưới 1 lần/tuần là đủ. Để lá luôn tươi tốt, có thể dùng bình xịt xịt quanh thân và lá một lượng nước vừa đủ.
- Đất: nên dùng loại đất phổ biến cho trồng sen. Chọn đất tơi xốp và không giữ nước, không nên nén đất quá chặt vào chậu dễ gây ngộp rễ và hạn chế sự phát triển.
- Phân bón: cây thích hợp với các loại phân phổ biến cho trồng sen đá, nên trộn chung phân với đất khi thay đất mới hoặc đổi chậu.
1.4. Cây Chân Chim – Cây trồng không cần ánh nắng
Cây Chân Chim còn được gọi là cây Ngũ gia bì, Chân chim vằn, Ngũ gia bì cẩm thạch. Cây có tên khoa học là Schefflera arboricola. Cây thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Cây thường mọc hoang và được trông khá phổ biến ở Việt Nam. Chân Chim là cây thân gỗ, chiều cao trung bình từ 10-15m. Lá kép chân vịt và khá mỏng, mọc thành chùm tỏa ra như hình tròn. Hoa thường nở từ mùa thu đến mùa đông.
Cây ngũ gia bì là cây trồng trong nhà không cần ánh sáng. Cây thường khỏe mạnh và có sức sống bền bỉ, dẻo dai. Cách chăm sóc cũng khá đơn giản:
- Ánh sáng: Nên cho tiếp xúc với ánh sáng vừa phải, thời gian tiếp xúc từ 3-4 tiếng/ ngày là đủ. Không nên để cây quá lâu trong bóng tối, dễ bị rầy và khó chữa.
- Nhiệt độ: Cây chịu lạnh và chịu nóng đều tốt. Chân Chim thích nghi với biên nhiệt độ lớn, thường là từ 20°C – 30°C. Nhiệt độ quá thấp (dưới 5 độ C) sẽ làm cây rụng lá.
- Đất trồng: Cây thích hợp với loại đất thịt trộn thêm đất mùn, than bùn. Chọn đất giàu dinh dưỡng và phì nhiêu như đất chua.
- Tưới nước: Cây chân chim có khả năng chịu hạn tốt hơn là chịu úng. Vì vậy, khi trồng trong nhà chỉ khi thấy đất trên mặt chậu chuyển màu khô trắng thì mới cần tưới nước. Tần suất tưới khoảng 1-2 lần/tuần là đủ
- Sâu bệnh: Bệnh thường gặp ở cây là bệnh rầy, làm phá hoại lá non và lây lan khiến cây kém phát triển. Do đó nên để cây ở những nơi cao ráo thoáng mát và trừ rầy bằng thuốc Diazan.
1.5. Cây Lưỡi Hổ – Cây cảnh không cần nắng dễ trồng
Tên khoa học của cây lưỡi hổ là Sansevieria Trifasciata, thuộc họ Măng tây và có xuất xứ ở Nigeria (Châu Phi). Cây còn có các tên gọi phổ biến là Lưỡi cọp, Lưỡi hùm, Hổ vĩ mép vàng. Cây Lưỡi Hổ mọc thẳng đứng thành bụi, có chiều cao từ 3-6m. Lá cây dài có viền vàng, đầu nhọn và cứng. Hoa Lưỡi Hổ màu trắng kem, 6 cánh và mọc thành chùm.
Lưỡi Hổ là một trong các loại cây trồng không cần ánh sáng. Khi chăm sóc, cần chú ý đến những yếu tố sau:
- Nhiệt độ: Cây thích hợp ở nhiệt độ ôn hòa. Thích hợp ở nhiệt độ từ 15-20 độ C. Tuyệt đối không đặt cây ở môi trường rét dưới 13 độ, cây sẽ dễ chết.
- Ánh sáng: Lưỡi Hổ phát triển tốt ở điều kiện nhiều ánh sáng. Nếu trồng cây tronh nhà thì có thể đem ra ngoài tắm nắng 10 ngày 1 lần là đủ.
- Nước: Cây chịu hạn tốt nên không cần tưới nước quá nhiều. Tuy nhiên cũng không nên để cây quá khô hạn. Mỗi tháng tưới nước cho cây 1 lần là thích hợp nhất.
- Phân bón: Nên chọn loại phân giàu potasse cho cây. Bón phân thường xuyên trong khoảng thời gian từ xuân sang hè.
1.6. Trồng cây Tre May Mắn – Cây trồng không cần ánh nắng
Cây tre may mắn còn có tên gọi khác là cây phất dụ, cây phát lộc. Cây thuộc họ dừa và có tên khoa học là Dracaena Sanderiana. Nguồn gốc của cây tre may mắn là từ các nước Châu Á như Nhật Bản, Việt Nam. Cây mọc thành bụi và cao từ 30-40cm. Đây là loài cây tượng trưng cho sự may mắn và bình an nên được nhiều gia đình chọn trưng trong nhà.
Đối với cây tre may mắn, đây là một trong các loại cây trồng không cần ánh sáng, chỉ cần lưu ý một số điểm khi chăm sóc:
- Nhiệt độ: Cây tre may mắn chịu được nhiệt độ cao. Thích hợp với môi trường từ 20-30 độ C.
- Nước: Tần suất tưới cây phù hợp là 3 lần/ tuần. Cây không chịu được khô hạn nên cần được tưới nước thường xuyên. Khi tưới nên chọn nước sạch như nước máy, nước cất. Nếu trồng bằng phương pháp thủy canh thì nên thay nước mỗi tuần 1 lần.
- Ánh sáng: Cây thích hợp với ánh sáng gián tiếp. Tránh đặt cây tre may mắn ở nơi có ánh nắng gắt dễ gây cháy lá.
- Phân bón: Có thể bổ sung dung dịch thủy canh hoặc phân bón cho cây 1 lần/ 1 tháng.
1.7. Cau Tiểu Trâm – Cây không cần ánh sáng
Cây Tiểu trâm có tên gọi khác là Cau Tiểu Trâm, Dừa Tụ Thân. Cây thuộc họ Cau (Arecaceae). Co nguồn gốc từ châu Á và thích hợp sống ở nơi có khí hậu nhiệt đới. Thuộc loại thân thảo, mọc thành bụi nhỏ thẳng tắp. Chiều cao cao khoảng 20 – 200cm. Lá kép có dạng bẹ giống lá cau, dài mỏng và xanh mướt.
Đối với Cau Tiểu Trâm, cần chú ý một số điểm khi trồng:
- Đất trồng: thích hợp với đất thịt, hoặc đất tơi xốp và thoát nước. Nên tạo hỗn hợp đất trồng gồm: đất thịt + trấu hun + phân hữu cơ + xỉ than. Đặc biệt, đây là loại cây có thể trồng bằng phương pháp thủy sinh không cần đất
- Nhiệt độ: Cây chịu lạnh kém, cần đặt ở nơi có nhiệt độ mát từ 17-25 độ C là hợp lý nhất.
- Nước: Tần suất tưới khoảng 2-3 lần/ tuần, mỗi lần từ 300-800ml. Khi trồng theo phương pháp thủy canh cần giữ lượng nước cao không quá ½ chiều cao bộ rễ. Nên thay nước và loại bỏ rễ hư 1 lần/tuần.
- Ánh sáng: Cây sinh trưởng ở điều kiện ánh sáng bình thường. Có khả năng chịu được bóng râm lẫn ánh nắng tốt. Nên cho cây tắm nắng mỗi tuần 2 tiếng.
- Độ ẩm: Cây ưa ẩm trung bình, khoảng 60-80% là đủ.
- Bón phân: Nên bón phân 2 tháng/lần. Nên bón các loại phân nhả chậm, trùn quế, vi sinh, phân hữu cơ hoai mục, phân bò luân phiên để tăng cường vi chất cho cây.
1.8. Lan Bình Rượu – Cây không cần ánh sáng dễ trồng
Cây Lan Bình Rượu còn được gọi là cây náng đế, có tên khoa học là Beaucarnea recurvata. Là thực vật có hoa thuộc họ Măng tây (hay Thiên môn đông (Asparagaceae)). Cây có tên gọi theo hình dáng của thân. Thân cây thon mảnh, phình rộng ở gốc như hình bình rượu. Lá mọc tập trung ở ngọn cây. Cây có nguồn gốc từ Mexico và được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Nam Việt Nam.
Lưu ý trong cách chăm sóc cây Lan Bình rượu cần nhớ các điểm sau:
- Ánh nắng: cây cần nhiều ánh nắng vào mùa Xuân và mùa Thu. Mùa Hè nắng gắt nên đặt cây ở chỗ râm hoặc làm mái che nắng. Mùa Đông thì phải đặt cây ở những nơi nhiều nắng như cửa sổ, hành lang.
- Bón phân: Bón phân 2 tháng/ lần. Nên chọn phân tổng hợp hoặc phân đạm để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cây.
- Sâu bệnh: Cây thường hiểm khi có sâu bệnh nhưng vẫn kiểm tra thường xuyên để phát hiện sâu bệnh kịp thời nếu sống trong điều kiện không thuận lợi.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng cho cây là từ 16-18 độ C.
1.9. Cỏ Lan Chi – Loại cây không cần ánh sáng đẹp, dễ trồng
Cây cỏ lan chi có nhiều tên gọi khác nhau như cây lục thảo trổ, cây mẫu tử, cây điếu lan, cây lan móc, cây cỏ lan. Lan chi thuộc loài cây thân thảo, mọc thành bụi nhỏ và từ 40-50cm. Cây có điểm đặc biệt là chỉ có 1 thân rễ ngắn, khi phát triển thành củ thịt sẽ dần phình to và dễ dàng tách ra khỏi thân cỏ.
Để cỏ lan chi phát triển tốt nhất, có một số điểm bạn cần lưu ý khi chăm sóc:
- Ánh sáng: Cây lan chi thuộc nhóm cây ưa sáng hoặc có thể chịu bóng một phần. Vì vậy nên đặt cây ở nơi có ánh sáng vừa phải.
- Đất trồng: Cây khá dễ chịu và không kén đất nên phù hợp với nhiều lại đất khác nhau. Tuy nhiên vẫn nên chọn đất có độ thoáng nước tốt và độ pH từ 6.6-7.5.
- Nước: Luôn giữ cho cây đủ ẩm và nước. Nên chọn nước sạch như nước cất hoặc nước mưa.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng của cây là 18 – 24 ° C, phù hợp với nhiệt độ khí hậu nhiệt đới ở nước ta.
- Bón phân: Bón phân 2 lần/ tuần khi cây vào mùa sinh trưởng. Đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây nếu không đầy đủ sẽ làm cây bị vàng, khô và già ở phần lá.
- Sâu bệnh: Bệnh dễ gặp ở cỏ lan chi là bệnh thối rễ. Để tránh bệnh này, cần chú ý tăng cường điều tiết phân bón, không nên tưới quá nhiều nước và nên để cây thông gió.
1.10. Cây Kim Ngân – Một trong những loại cây cần ít ánh sáng
Cây kim ngân còn được gọi là cây thắt bím. Có tên khoa học là Pachira aquatica, xuất xứ từ Mexico, Brazil. Người thường gọi nó là money tree (cây tiền). Có thể vì lí do đó mà cây kim ngân lượng trở nên dần phổ biến ở Việt Nam. Thân cây thuộc thân gỗ, to ở gốc và dần thon gọn ở ngọn. Lá màu xanh thẫm, dài và mượt. Lá mọc tập trung ở đầu ngọn.
Về cách chăm sóc, bạn cần chú ý đến các yếu tố sau để cây phát triển tốt nhất:
- Nhiệt độ: Cây kim ngân cực kì dễ chịu, phù hợp với nhiều nhiệt độ khác nhau. Câu sinh trưởng trong khoảng nhiệt độ từ 4-40 độ C
- Ánh sáng: Vì là cây trong nhà không cần ánh sáng nên cây có thể phát triển dưới ánh đèn điện quang. Tuy nhiên vẫn nên phơi nắng cho cây, 10 ngày cho cây tắm nắng 1 lần từ 1-2 tiếng là đủ.
- Nước: Khi trồng trong nhà, chỉ cần tưới nước 1 lần/ tuần là đủ. Khi tưới cần chú ý tưới đều bề mặt để cây hấp thụ được
1.11. Cây Bạch Mã Hoàng Tử – Cây cảnh không cần nắng
Cây Bạch Mã Hoàng Tử còn có tên gọi dân gian là cây Bạch Mã, tên khoa học là Aglaonema Pseudobracteatum, thuộc họ Araceae. Chiều cao trung bình khoảng 1m5, nếu trồng chậu có thể cao hơn 40cm. Cây Bạch Mã thường mọc thành bụi, vươn thẳng đứng. Cây có màu trắng muốt, tán lá có gân trắng. Lá cây hình bầu dục lớn, đầu nhọn. Lá có màu xanh nhẹ và sọc gợn trắng.
Bạch Mã Hoàng Tử là một trong các loại cây trồng không cần ánh sáng, chỉ cần chú ý đến các yếu tố chăm sóc như:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng là từ 18-30 độ C. Cây vẫn có thể sống trong phòng lạnh nhưng không quá rét dưới 10 độ C là được.
- Ánh sáng: Là cây ưa bóng, trồng dưới bóng râm hoặc trong nhà là thích hợp nhất. Cần tránh ánh nắng chiếu trực tiếp lên cây.
- Nước: Lượng nước tưới chỉ cần vừa phải, nên tưới cây 2-3 lần/ tuần. Không nên để cây quá khô vì cây chịu khô kém.
- Sâu bệnh: Các loài sâu bệnh gây hại phổ biến ở cây Bạch Mã Hoàng Tử là rệp sáp, ve nhện. Chúng thường bám chặt dưới lá để hút chất dinh dưỡng. Bạn có thể dùng xà phòng, nước muối pha loãng hoặc nước vôi phun sương để xử lý vấn đề này
1.12. Cây Thường Xuân – Cây trồng không cần ánh sáng đẹp
Cây Thường Xuân hay còn được gọi là Trường Xuân, cảnh dây Nguyệt Quế, dây Thường Xuân, dây lá Nho hay cây Vạn Niên. Điểm đặc biệt của cây này là có thể hấp thụ được những chất có hại như: aldehyde formic, benzen, phenol và ngăn chặn hiệu quả các chất gây ung thư như nicotin toả ra từ khói thuốc. Do đó, cây rất được ưa chuộng trồng trong nhà.
Để cây phát triển tốt, bạn nên đảm bảo những điều sau:
- Nước: Cây Thường Xuân ưa ẩm nên cần được cấp nước thường xuyên. Bạn nên tưới cây 2-3 lần/tuần.
- Nhiệt độ và ánh sáng: Cây có thể phát triển dưới ánh sáng của đèn huỳnh quang. Nhiệt độ lý tưởng là 18-25 độ C.
- Đất: Nên chọn loại đất giữ ẩm tốt, tơi xốp. Để cây sinh trưởng tốt, có thể trộn sơ dừa, tro, trấu, mùn cưa, phân bò khô.
1.13. Cây Lan Ý – Một trong các loại cây trồng không cần ánh sáng dễ trồng
Cây lan ý hay còn gọi là bạch môn, vỹ hoa trắng, huệ hoà bình. Cây có độ cao trùng bình khoảng 0,5m và thường mọc mọc thành từng bụi. Lá cây có màu xanh thẫm, dày và bóng. Cây Lan ý có hoa trắng, thường được trưng trong nhà vừa làm cảnh và có thể thanh lọc khí.
Một số điểm cần chú ý khi trồng cây lan ý:
- Đất: Cây thích hợp với đất màu mỡ, độ ẩm và chất dinh dưỡng cao. Bạn có thể trộn đất với phân hữu cơ để tăng hàm lượng dinh dưỡng cho cây.
- Nước: Tưới nước 2-3 lần/tuần. Lượng nước tưới chỉ vừa phải, chỉ khi nào đất thật khô thì mới cần bổ sung nước.
- Ánh sáng: Thường xuyên cho cây tắm nắng để lá xanh mượt và phát triển tốt.
- Nhiệt độ: Cây lan ý ưa bóng mát và sinh trưởng tốt nhất ở 27 độ C.
- Phân bón: Cây không cần quá nhiều phân bón. Bạn chỉ nên bón một lượng ít phân hữu cơ hằng tháng là đủ.
>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 2 Cách Trồng Cây Bách Thủy Tiên Trồng Trong Nước Đơn Giản
1.14. Cây Phú Quý – Loại cây trồng không cần có ánh sáng
Hoa chuông, hoa tình yêu, hoa tử la lan… là tên gọi khác của cây phú quý. Có tên khoa học là Sinningia speciosa, cây hoa chuông thuộc họ Araceae và xuất xứ từ Brazil. Đúng như tên gọi, đây là một loại cây có ý nghĩa phong thủy tốt và được trồng nhiều ở Việt Nam.
Để chăm sóc tốt cây phú quý, bạn cần lưu ý:
- Ánh sáng: Cây phú quý cần cung cấp ánh sáng đầy đủ. Tuy nhiên cây vẫn có thể sống tốt trong bóng râm. Nên phơi nắng để lá cây phát triển tốt.
- Bón phân: Bạn nên pha loãng phân bón lá, phân NPK cùng nước và tưới dưới gốc cho cây khoảng 2 tháng/ lần. Nếu trồng trong nước thì nên nhỏ vài giọt dung dịch dinh dưỡng mỗi tuần một lần.
- Sâu bệnh: Cây Phú Quý dễ bị bệnh sâu bệnh. Bệnh phổ biến mà cây hay mắc là phấn trắng, đốm lá hoặc rầy bám. Người trồng cần chú ý vệ sinh lá, lau sạch sẽ và theo dõi để kịp thời xử lí khi có sâu bệnh.
1.15. Cây Ngọc Ngân – Cây trồng ít nắng
Ngọc Ngân có tên khoa học là Aglaonema Costatum. Cây thuộc họ Ráy, thuộc loài cây thân thảo và mọc thành bụi cao từ 20-40cm. Điểm đặc biệt của cây này chính là màu sắc lá. Lá cây có viền xanh thẫm nhưng phần lớn là màu trắng ngả vàng rất đặc trưng.
Cây Ngọc Ngân khá dễ trồng nếu đảm bảo những điều kiện sau:
- Ánh sáng: Cây có thể sống được trong môi trường trong nhà, văn phòng chỉ có ánh sáng điện huỳnh quang và có thể chịu được cả nắng gắt. Ánh sáng thích hợp cho ngọc ngân là sáng nhẹ vào sáng sớm hoặc chiều tối.
- Nước: Tùy theo mùa mà lượng nước tưới cần điều chỉnh khác nhau. Mùa hè thì 2-3 tuần tưới 1 lần. Mùa đông tưới 1 tuần/ lần là đủ.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng là 20-30 độ C.
- Đất trồng: Là cây có tốc độ phát triển nhanh và mạnh nên cây cần đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp.
2. Ưu điểm của các loại cây không cần ánh sáng
Đối với những loại cây không cần ánh sáng mặt trời, bên cạnh tiết kiệm thời gian và công sức chăm sóc, chúng còn giúp cải thiện nhiều mặt cho không gian, tinh thần của gia chủ. Cùng tìm hiểu những ưu điểm nổi bật của các loại cây cảnh đặt trong nhà dưới đây:
2.1. Cây trồng ít ánh sáng mang giá trị thẩm mỹ
Bày trí một số những loại cây không cần ánh sáng trong nhà có tác dụng gia tăng giá trị thẩm mỹ cho không gian. Các chậu cây cảnh nhỏ xinh không những không tốn diện tích mà còn có thể đặt ở nhiều vị trí từ phòng khách, phòng ngủ, bàn làm việc, nhà tắm,.. Ngôi nhà lúc này sẽ trở nên nổi bật, hài hòa với thiên nhiên hơn.
2.2. Cây cảnh không cần nắng giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi
Các cây cảnh dùng để trang trí nội thất đều có đặc điểm chung là làm mát, dịu nhẹ cho không khí xung quanh căn nhà. Với màu xanh tự nhiên đặc trưng, những chậu cây cảnh giúp gia chủ luôn cảm thấy thư giãn, dễ chịu.
Đặc biệt, sau những giờ làm việc căng thẳng, việc ngắm nhìn cây xanh trong nhà giúp xua tan stress, mệt mỏi. Một tinh thần thỏa mái, tràn đầy năng lượng sẽ giúp gia tăng hiệu suất làm việc tốt hơn, cân bằng giữa cuộc sống và công việc.
2.3. Cây không cần nắng giúp thanh lọc không khí
Đặc tính sinh học của cây xanh, chúng có khả năng điều hòa không khí trong lành, sạch hơn rất nhiều. Thậm chí, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một số loại cây cảnh hiện nay còn có khả năng hút các tia bức xạ ở thiết bị điện và các chất độc hại có thể gây ảnh hưởng sức khỏe của con người.
2.4. Cây cần ít nắng giúp đuổi côn trùng
Hiện nay, có nhiều loại cây xanh trồng trong nhà có mùi hương dịu nhẹ, an toàn với sức khỏe con người. Tuy nhiên, chúng lại có tác dụng bảo vệ tốt giúp ngăn các loại côn trùng như ruồi, gián, muỗi,… đến gần con người.
Điều này sẽ càng có tác dụng hữu hiệu đối với các gia đình có con nhỏ. Bạn hãy thiết kế phòng ngủ của bé một chậu cây cảnh nhỏ xinh để đuổi côn trùng gây hại cho con. Cách này bảo vệ bé một cách hiệu quả mà không cần dùng hóa chất.
2.5. Những loại cây trồng không cần ánh sáng khử mùi hiệu quả
Các loại cây trồng không cần nắng còn có khả năng khử mùi hôi một cách hữu hiệu. Bạn hãy đặt các khu vực ẩm thấp như nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp,… sẽ là biện pháp an toàn, thân thiện với thiên nhiên hơn nhiều so với dùng các loại xà phòng xịt thơm hóa chất thông thường khác.
3. Lưu ý khi trồng các loại cây trồng không cần ánh sáng trong nhà
Để đảm bảo được những loại cây trồng trong nhà, không cần ánh sáng vẫn có thể phát triển khoẻ mạnh thì bạn cần đảm bảo những yếu tố dưới đây:
3.1. Lượng nước
Lượng nước là một thành phần quan trọng để giúp cho cây xanh phát triển khoẻ mạnh. Tuy nhiên, bạn không nên tưới nước quá nhiều mà chỉ khi tưới khi đất của cây có dấu hiệu khô, cần cấp nước. Tuỳ vào từng loại cây sẽ có lượng nước cần thiết khác nhau. Bạn có thể hỏi người bán để ước lượng được mức nước cần tưới phù hợp.
Bạn nên dùng bình phun để đảm bảo nước tưới cho cây được đều. Những người có kinh nghiệm trồng cây trong nhà khuyên rằng nên tưới nước cho cây mỗi ngày 2 lần vào mùa hè và 1 lần vào mùa đông.
3.2. Bón phân
Việc bón phân cho cây trồng trong nhà cũng là điều cần thiết để thúc đẩy quá trình phát triển của cây. Lượng phân bón cũng nên có định mức phù hợp và tránh lạm dụng vì có thể làm cây mất dáng, phá thế hoặc thậm chí làm chết cây.
Vì vậy, cách bón phân hiệu quả nhất là bón phân cho cây nửa tháng 1 lần và tỉ lệ bón là 5% phân tổng hợp cho cây. Bạn cũng nên hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của chính người sống trong gia đình.
3.3. Trồng lại cây hàng năm
Việc trồng lại cây hàng năm cũng là cách mà nhiều người có kinh nghiệm thực hiện để có thể tối ưu việc trồng cây trong nhà. Cây được trồng lại bởi vì cây đã phát triển to hơn so với kích thước chậu và bạn nên trồng cây lại ít nhất 1 lần/năm.
Bạn cũng nên trồng lại cây vào thời điểm mùa xuân hay đầu hè vì đó là lúc thời tiết thuận lợi, phù hợp để cây phát triển tốt nhất. Khi trồng lại cây, bạn cũng cần tìm loại đất phù hợp để cây có thể phát triển tốt hơn
Như vậy là Lasc vừa giúp bạn tìm hiểu qua top 15 các loại cây trồng không cần nắng. Hy vọng bạn sẽ chọn được cho mình loại cây phù hợp nhất nhé. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc liên quan đến loại cây này, bạn hãy liên hệ ngay đến công ty Lasc để được hỗ trợ tốt nhất!
>>>> NỘI DUNG LIÊN QUAN KHÁC: