Thiết kế cảnh quan hiện nay là nghề còn mới lạ, nhưng hiện nay cũng có nhiều sự quan tâm đến nghề nghiệp thú vị này. Vậy yêu cầu công việc của kiến trúc sư cảnh quan là gì? Tố chất cần có của kiến trúc sư? Mức lương hiện nay bao nhiêu? Để hiểu rõ hơn về ngành nghề này, cùng Công ty cảnh quan LASC khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây.
Vai trò của kiến trúc sư cảnh quan
Trong một dự án kiến trúc cảnh quan, kiến trúc sư cảnh quan có vai trò quan trọng. Cụ thể như sau:
- Người tư vấn: Kiến trúc sư cảnh quan có trách nhiệm tư vấn cho khách hàng từ buổi đầu tiên. Tư vấn dựa trên nhu cầu của khách hàng về các vấn đề liên quan trong công trình như kiến trúc, quy hoạch, vật liệu, thi công,...
- Người thiết kế: Sau khi tư vấn, kiến trúc sư thiết kế cụ thể hóa ý tưởng, giải pháp trên bản vẽ. Các bản vẽ gồm kích thước, số liệu, vật liệu, màu sắc,... theo sự thống nhất ban đầu, đảm bảo triển khai phù hợp.
- Người quản lý: Được xem là tác giả của dự án, kiến trúc sư cảnh quan có trách nhiệm quản lý chuyên môn trong quá trình tư vấn và thiết kế. Kiến trúc sư cảnh quan phải nắm được tổng thể và điều phối nhân lực, kết nối các hạng mục, bộ phận sao cho hiệu quả nhất.
Công việc của kiến trúc sư cảnh quan
Công việc của kiến trúc sư cảnh quan là gì? Công việc chính là tạo ra bản vẽ thiết kế, phụ thuộc vào từng lĩnh vực sẽ có yêu cầu và đặc điểm riêng dựa theo mong muốn của khách hàng, kiến trúc sư lên ý tưởng và kế hoạch ban đầu cho mỗi công trình. Dưới đây là những công việc của kiến trúc sư cảnh quan thường làm:
- Gặp khách hàng và đối tác để hiểu rõ hơn mục tiêu và yêu cầu của dự án.
- Lên kế hoạch thiết kế đánh giá yêu cầu, xác định thông số kỹ thuật và chi phí ước tính.
- Phân tích cấu trúc đất đai và đưa ra đề xuất tối ưu không gian cảnh quan.
- Thiết kế cảnh quan bằng phần mềm, công cụ giúp ý tưởng rõ ràng.
- Xem xét môi trường, hệ thống thoát nước và tiêu thụ năng lượng để dự án phù hợp với quy định và hệ sinh thái.
- Quản lý tiến độ thường xuyên đảm bảo dự án đúng kế hoạch.
Gợi ý cho bạn: Cảnh quan là gì? Đặc điểm, vai trò của cảnh quan đối với đời sống
Những kỹ năng cần thiết của kiến trúc sư cảnh quan
Để là một kiến trúc sư cảnh quan giỏi, thành công bạn cần phát triển những kỹ năng, quan trọng nhất là kỹ thuật và sáng tạo.
Các kỹ năng cơ bản cần có
Dưới đây là một số kỹ năng cơ bản cần có của kiến trúc sư cảnh quan, bạn cùng tham khảo nhé!
- Hiểu biết về ngành thiết kế cảnh quan
Điều đầu tiên của kiến trúc sư là học cách hiểu về cảnh quan, biết vận dụng lý thuyết và nguyên tắc thiết kế, hiểu thêm kiến thức về cây cỏ, thủy lợi, đất đai và yếu tố tự nhiên khác.
- Kỹ năng sáng tạo, vẽ, mô hình hóa
Kiến trúc sư phải có khả năng sáng tạo và đưa ra ý tưởng thiết kế độc đáo, biến không gian cảnh quan thành nơi hấp dẫn, đẹp mắt. Đồng thời, học cách sử dụng công cụ hỗ trợ như bút vẽ, phần mềm thiết kế, máy tính,.. để mô hình hóa ý tưởng.
- Kiến thức môi trường, cây cỏ
Hiểu biết về các tác động của cảnh quan với môi trường để tối ưu hóa thiết kế nhằm bảo vệ môi trường, cân bằng hệ sinh thái. Bên cạnh đó, hiểu biết về cây cỏ, hoa, cây bụi,.. cách chúng phát triển, kích thước, khả năng tương thích môi trường để lựa chọn cho phù hợp.
- Kỹ năng tính toán, vật lý, kỹ thuật
Đây là yêu cầu cần thiết vì trong quá trình thi công cảnh quan cần các việc liên quan đến đo đạc, tính toán, lựa chọn vật liệu phù hợp với dự án.
- Kỹ năng quản lý dự án và kiến thức về bản đồ
Nắm vững các phương pháp thiết kế, quản lý để có khả năng thực hiện và điều hành dự án hiệu quả. Có kiến thức về bản đồ và GIS (hệ thống thông tin địa lý) để hiểu hơn về cảnh quan tự nhiên, dễ lập kế hoạch và phân tích môi trường.
Các kỹ năng bổ trợ công việc
- Kỹ năng tương tác xã hội
Kiến trúc sư cảnh quan thường làm việc với khách hàng, làm việc nhóm, chuyên gia,.. Vì thế khả năng giao tiếp, tương tác xã hội là vô cùng cần thiết.
- Tính tỉ mỉ, kiên nhẫn, chịu được áp lực
Kiến trúc sư cần kiên nhẫn để làm việc, điều chỉnh thiết kế theo yêu cầu của khách hàng, dự án; cần sự tỉ mỉ trong công việc để dự án hoàn thành chất lượng. Đồng thời, công việc của kiến trúc sư cảnh quan khá áp lực, sẵn sàng đối mặt với thách thức và chịu áp lực cao.
- Đam mê - học hỏi
Niềm đam mê sẽ giúp bạn gắn bó với nghề. Ngoài ra, tinh thần học hỏi liên tục vì nhu cầu thiết kế của xã hội thay đổi liên tục, xu hướng thiết kế hay công nghệ - phần mềm cũng vậy, nếu bạn không cập nhật thì dễ lùi lại so với thị trường.
Ngoài ra, bạn có thể tham gia các khóa học, đào tạo hoặc trải nghiệm thực tế để phát triển kỹ năng và kiến thức cần thiết tạo nên thành công trong nghề.
Kiến trúc sư cảnh quan lương bao nhiêu?
Mức lương trong ngành sẽ dao động từ 10 - 20 triệu/ tháng. Lương trung bình vào khoảng 7 - 10 triệu/tháng. Với các kiến trúc sư giỏi, năng lực tốt lương có thể từ 15 - 25 triệu/tháng. Nếu kiến trúc sư giỏi ngoại ngữ, lương dao động từ 50 triệu - 60 triệu/ tháng (2.000 - 2.500 USD). Ngoài lương thực nhận, bạn còn có thêm khoảng thưởng, trợ cấp, chế độ đãi ngộ khác.
Mức lương của kiến trúc sư cảnh quan cũng thuộc dạng khá cao, tuy nhiên không cụ thể, có thể dao động dựa trên nhiều yếu tố như:
- Kinh nghiệm làm việc: Đây là yếu tố quyết định mức lương, người nhiều kinh nghiệm và danh tiếng tốt sẽ có khả năng thỏa thuận lương cao hơn.
- Địa điểm làm việc: tùy theo vị trí địa lý, các thành phố lớn hoặc nơi có chi phí sinh hoạt cao thì mức lương sẽ cao hơn những khu vực khác.
- Trình độ học vấn: khi sở hữu mức học vấn khác nhau như cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ,.. mức lương theo đó cũng khác nhau.
- Dự án và danh tiếng: khi tham gia vào các dự án lớn, nổi tiếng thì cơ hội tuyển dụng với mức lương sẽ cao hơn, vừa xây dựng được sự nghiệp và uy tín cá nhân trong ngành.
- Loại công ty và tổ chức: tùy vào chế độ đãi ngộ của công ty, công ty tư nhân hay công nghiệp công cộng, tổ chức phi lợi nhuận,.. mức lương cũng sẽ có sự chênh lệch.
Trên đây là những chia sẻ của LASC về “Công việc của kiến trúc sư cảnh quan là gì?” Hy vọng rằng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích, giúp bạn có thêm nhiều góc nhìn về ngành thiết kế cảnh quan. Hứa hẹn ngành nghề ngày càng cần thiết với nhu cầu tuyển dụng cao. Chúc bạn tìm được định hướng đúng đắn cho bản thân mình.