TOP 15 Mẫu Tiểu Cảnh Văn Phòng & Vị Trí Hợp Phong Thủy

20/08/2021

Bạn đang đắn đo để lựa chọn một chậu tiểu cảnh bàn văn phòng vừa đẹp vừa hợp phong thủy? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng công ty thi công cảnh quan lasc.vn để tham khảo ngay 10 mẫu tiểu cảnh văn phòng xinh xắn dưới đây.

>>>> ĐỌC NGAY: Thi công tiểu cảnh sân vườn | Báo giá chi tiết mới nhất 2024

1. Cây hồng môn – Mẫu tiểu cảnh văn phòng

Một trong những phong cách tiểu cảnh văn phòng đang hướng tới chính là sự đơn giản. Chậu tiểu cảnh Hồng Môn chính là sự lựa chọn của nhiều người công sở. Không chỉ mang lại không khí trong lành cho chốn làm việc mà còn mang giúp thu hút tiền tài.

tiểu cảnh văn phòng
Tiểu cảnh cây hồng môn

Chậu tiểu cảnh Hồng Môn được trang trí rất đơn giản. Tán lá màu xanh non hình trái tim, bông hoa màu đỏ tươi điểm xuyến nhụy vàng. Phía dưới chỉ lót thêm chút đá cuội, thêm phụ kiện tiểu cảnh. Tất cả kết hợp lại làm chậu Hồng Môn không hề đơn điệu, giản dị nhưng vẫn tinh tế.

2. Cây Lan Quân Tử tiểu cảnh

Đặt một chậu Lan Quân Tử là ý tưởng tuyệt vời cho văn phòng cả bạn. Lan Quân Tử là loài hoa tượng trưng cho sức sống vững chãi, may mắn và thịnh vượng.

Chậu tiểu cảnh Lan Quân Tử không quá cầu kì, bởi tán lá và hoa của cây khá to. Nếu phía dưới đặt thêm nhiều phụ kiện tiểu cảnh sẽ bị che mất. Thế nên đơn giản mà tinh tế, chậu tiểu cảnh Lan Quân Tử ở phía dưới thường được lót thêm đá cuội.

tiểu cảnh văn phòng
Chậu Lan Quân Tử tiểu cảnh văn phòng

Lan Quân Tử giúp thanh lọc không khí, giảm các bức xạ từ các thiết bị điện tử. Đặc biệt, còn mang lại ý nghĩa phong thủy, thu hút tiền tài nữa đấy!

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: TOP 7 Tiểu Cảnh Để Bàn Làm Việc Tăng Tài Vận, Thăng Tiến

3. Cây thủy tùng tiểu cảnh văn phòng

Tiếp đến trong list cây tiểu cảnh văn phòng không thể không nhắc tới cây thủy tùng được. Cây thủy tùng có thân mảnh, lá kim màu xanh. Chậu tiểu cảnh thủy tùng đơn giản cũng như Lan Quân Tử hay Hồng Môn. Phía dưới rải sỏi nhỏ, kết hợp cùng phụ kiện tiểu cảnh như tượng, đá giả núi nhỏ.

tiểu cảnh bàn văn phòng
Chậu tiểu cảnh Thủy Tùng

Cây thủy tùng có mùi thơm thoang thoảng, giúp giải tỏa căng thẳng, thanh lọc không khí. Không những giúp ích cho sức khỏe, thủy tùng làm gia tăng tính thẩm mĩ. Hoa của cây có màu trắng nhỏ li ti, khi tàn cho những hạt mầu đen tím hình cầu óng ánh.

4. Cây trúc – Mẫu tiểu cảnh phú quý tài lộc

Tiếp đến, chọn cây Trúc để trong trí phòng làm việc thì còn còn xa lạ nữa. Nhưng tại sao không thử phá cách bằng một chậu tiểu cảnh Trúc nhỉ?

tiểu cảnh bàn văn phòng
Chậu tiểu cảnh Trúc

Trúc mọc thành từng khóm nhỏ xanh mơn mởn, từng lá rũ xuống phía dưới. Chậu tiểu cảnh trúc không quá cầu kì, phía dưới rải thêm đá cuội nhỏ giúp giữ ẩm cho cây. Tuy giản dị nhưng lại rất tinh tế, thích hợp cho người hướng đến phong cách tối giản.

5. Cây Đa Búp Đỏ – Tiểu cảnh văn phòng đẹp

Tiếp đến, sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai muốn mẫu nội thất văn phòng của mình thêm màu sắc chính là Cây Đa Búp Đỏ. Cây có màu đỏ bầm bắt mắt, tán lá to xòe. Bởi tương đối “đô con” thế nên chậu tiểu cảnh đơn sơ này chỉ rải đá ở phía dưới. Nếu bạn muốn thêm sắc màu, có thể đặt thêm phụ kiện trang trí cũng rất dễ thương.

tiểu cảnh ở văn phòng
Chậu tiểu cảnh cây đa búp đỏ

Vậy đặt chậu tiểu cảnh cây Đa Búp Đỏ có tác dụng gì? Đa Búp Đỏ có thể hút được các chất khí độc hại như formaldehyde, hydrogen fluoride, khói thuốc lá… Bên cạnh đó, nó còn làm chiếc bàn của bạn thêm sức sống.

6. Cây Phú Quý

Chậu tiểu cảnh cây Phú Quý cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo. Cây phú quý có công dụng lọc bỏ khí formaldehyde, benzen… trong không khí. Trong phong thủy, phú quý còn tượng trưng cho sự thuận buồm xuôi gió trong công việc. Bởi vì là cây mang yếu tố phong thủy, thế nên không nên gắn quá nhiều phụ kiện vào trong chậu. Phía dưới chỉ cần lót đá nhỏ đã rất xinh rồi.

tiểu cảnh ở văn phòng
Chậu tiểu cảnh cây Phú Qúy

>>>> THAM KHẢO NGAY: Tiểu Cảnh Là Gì? 12 Loại Tiểu Cảnh Phổ Biến Nhất Cho Nhà Ở

7. Cây Ngũ Gia Bì – Tiểu cảnh văn phòng mang tài lộc

Khác với những cây đã giới thiệu ở phía trên, Ngũ Gia Bì mini có hình dạng dễ uốn nắn. Chính vì thế mà chậu tiểu cảnh vô cùng sinh động. Thường ở phía dưới sẽ được tạo hình hòn non bộ với nhiều loại đá khác nhau, kết hợp cùng vài cây sen đá.

tiểu cảnh văn phòng
Chậu tiểu cảnh Ngũ Gia Bì

Ngũ Gia Bì dễ chăm sóc, không yêu cầu về điều kiện sống quá cao, tuần 1 – 2 lần tưới nước. Công dụng của cây là lọc không khí, lọc khí độc và đuổi muỗi.

8. Cây Kim Tiền

Cây Kim Tiền là gợi ý không tồi khi bạn muốn làm tiểu cảnh văn phòng. Phía dưới sẽ được đính thêm nhiều phụ kiện như chú vịt, hàng rào… vô cùng dễ thương. Công dụng của Ngũ Gia Bì chính là lọc không khí, loại bỏ khói bụi và các chất độc hại như các khí benzen, tolene, ethylbenzene. Ngũ Gia Bì còn tượng trưng cho sự mạnh mẽ vươn lên, kiên cường…

tiểu cảnh văn phòng
Chậu tiểu cảnh Kim Tiền

9. Cây Kim Ngân

Tiểu cảnh cây Kim Ngân như một khu rừng thu nhỏ. Người ta thường sắp đặt sao cho rễ cây trồi lên phía trên như một hòn đảo. Xung quanh có một số cây thân mềm và đá cuội. Tất cả được bỏ trong chậu kính, vừa tinh tế vừa sang trọng.

tiểu cảnh để bàn văn phòn
Chậu tiểu cảnh Kim Ngân

Công dụng của cây Kim Ngân là thanh lọc không khí, hút chất độc làm không gian tươi mát hơn. Cây Kim Ngân còn mang lại tiền tài, may mắn cho người trồng.

10. Cây Lưỡi Hổ – Tiểu cảnh văn phòng phú quý

Cây lưỡi hổ để bàn đã quá quen thuộc với bạn rồi phải không nhỉ? Thế nhưng nếu là một chậu tiểu cảnh Lưỡi Hổ để bàn thì sao? Chậu tiểu cảnh lưỡi hổ để bàn thường có một cây lưỡi hổ chủ đạo, phía dưới sẽ có sen đá, xương rồng trú ẩn. Lác đác là những bức tượng nhỏ được cài cắm trong chậu. Vừa sinh động vừa đặc biệt, hội tụ đầy đủ màu sắc. Công dụng của cây Lưỡi Hổ cũng tương tự như cây Kim Ngân – lọc không khí, hút chất độc.

tiểu cảnh văn phòng
Chậu tiểu cảnh Lưỡi hổ

11. Cây Bàng Singapore

Cây Bàng Singapore thường chỉ được đặt ở góc nhà, góc tường phải không? Thế tại sao không thử đặt một chậu tiểu cảnh cây Bàng Singapore trên bàn nhỉ? Công dụng của cây là lọc không khí, giảm các chất khí độc hại như benzen. Cây bàng thường mọc thẳng tượng trưng cho sự chính trực, ngay thẳng, cần cù chịu khó của người trồng.

tiểu cảnh văn phòng
Chậu tiểu cảnh bàng Singapore

Bên cạnh đó, để cây Bàng Singapore vừa sinh động vừa chống mất hơi nước thì bạn nên đặt phía dưới cây đá cuội. Đây là một trong những tiểu cảnh văn phòng được rất nhiều người ưa chuộng đấy.

12. Cây Đại Phú Gia

Cây Đại Phú Gia có thân và lá tương đối to nên chậu tiểu cảnh của em nó tương đối đồ sộ. Phía dưới sẽ có một số loại cây ẩn nấp như vạn niên thanh, cây phú quý…

Tiểu cảnh tại văn phòng
Chậu tiểu cảnh Đại Phú Gia

Công dụng của cây chính là hút khí CO2 và thải ra khí Oxi, thanh lọc không khí, điều hòa nhiệt độ. Trong phong thủy, Đại Phú Gia tượng trưng như chính tên gọi – Ông lớn nhà giàu. Cây giúp gia chủ làm ăn phát đạt, tài lộc như nước.

13. Cây Vạn Niên Thanh – Mẫu tiểu cảnh văn phòng đẹp

Tiểu cảnh cây Vạn Niên Thanh cũng rất được ưa chuộng hiện nay. Chậu ở phía dưới sẽ được rải một ít đá cuội trắng giúp giữ độ ẩm cho cây. Bên cạnh đó, bạn có thể đặt thêm một vài phụ kiện tiểu cảnh để thêm phần sinh động.

tiểu cảnh ở văn phòng
Chậu tiểu cảnh Vạn Niên Thanh

Công dụng của Vạn Niên Thanh chính là lọc không khí, giúp môi trường thông thoáng trong lành. Vạn Niên Thanh tượng trưng cho sự cát tường, trường tồn mãi mãi.

14. Cây Trầu Bà Đế Vương

Cây Trầu Bà Đế Vương có thân hình “quá khổ”, tán lá vươn dài. Vì vậy, nếu bạn đặt thêm cây hoặc phụ kiện phía dưới thì sẽ bị che khuất. Loại cây này có thể lọc không khí, làm cho không gian thoáng mát, đuổi ruồi muỗi và côn trùng. Trong phong thủy, đây là loại cây thường được trồng bởi giúp gia chủ mang lại tài lộc, may mắn và thăng tiến.

tiểu cảnh tại văn phòng
Chậu tiểu cảnh Trầu Bà Đế Vương

15. Cây Cọ Nhật – Tiểu cảnh văn phòng đẹp

Cuối cùng, nhắc đến tiểu cảnh ở văn phòng đẹp thì không thể không kể đến tiểu cảnh cây cọ Nhật. Chậu tiểu cảnh cũng rất đơn giản, chỉ được rải thêm chút đá. Công dụng của cây chính là hấp thụ các chất độc, khói bụi, giúp không gian trong lành, tạo cảm hứng làm việc. Theo tâm linh, cây còn giúp gia chủ thăng tiến, công việc thuận lợi, con cháu đầy đàn đấy!

tiểu cảnh tại văn phòng
Chậu tiểu cảnh Cọ Nhật

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Top 7 công ty cho thuê cây xanh văn phòng TPHCM uy tín nhất 

16. Vị trí đặt tiểu cảnh cho từng loại văn phòng

Vậy vị trí đặt tiểu cảnh bàn văn phòng như thế nào thì hợp phong thủy? Hãy cùng lasc.vn tham khảo một số vị trí dưới đây nhé!

  • Đối với quầy lễ tân: Nơi bắt đầu công việc, chào đón khách hàng… thế nên đặt một chậu tiểu cảnh sẽ tạo không khí thân thiện. Đặc biệt chọn những loại cây hợp phong thủy để làm ăn ngày càng phát đạt nhé.
  • Đối với vị trí phòng sếp: Đây là vị trí cần phải chú trọng từ loại cây, hướng đặt sao cho thích hợp nhất. Chọn những loại tiểu cảnh biểu trưng cho uy quyền, đế vương… giúp sếp có thể vươn tới nơi cao hơn, không ngừng thăng tiến.
  • Đối với phòng kế toán – ban tài chính: Sử dụng những chậu tiểu cảnh như Kim Tiên, Kim Ngân, Vạn Niên Thanh… sẽ giúp tạo niềm hưng phấn, phấn khởi, thu hút tiền tài cho công ty.

Hy vọng với những thông tin về tiểu cảnh văn phòng mà LASC vừa chia sẻ sẽ giúp bạn tìm được một chậu tiểu cảnh thích hợp cho bàn làm việc của mình nhé!

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Vườn thiền Nhật Bản là gì? Lịch sử hình thành và giá trị mang lại

Nếu bạn cần không gian tĩnh lặng để tập trung tâm trí, với không gian bày trí tự nhiên, mang núi non vào nhà thì vườn thiền Nhật Bản là một lựa chọn phù hợp. Trong bài viết này, LASC sẽ gửi đến bạn nét đẹp của vườn thiền Nhật Bản.  Mục lục bài viết1.

Gợi ý các loại cỏ sân vườn nên trồng, dễ chăm sóc

Trong trang trí cảnh quan sân vườn, cỏ là một thành phần không thể thiếu. Các loại cỏ sân vườn hiện nay không chỉ được sử dụng trong sân vườn mà còn dùng phổ biến trong cảnh quan đô thị với mục đích tạo thảm xanh, giữ đất, cải tạo chất đất, chống xói mòn,..

Cuốn hút trước 7+ thiết kế lối đi sân vườn tuyệt đẹp, ít chi phí 

Để tạo điểm nhấn cho sân vườn, ngoài trồng cây xanh, cây hoa leo,… thì thiết kế lối đi sân vườn là lựa chọn độc đáo theo phong cách tự nhiên. Cách tạo ra một lối đi đẹp, thu hút và đặc biệt là ít chi phí không phải ai cũng biết. Sau đây, LASC

Ngoại thất là gì? Các yếu tố ảnh hưởng và lưu ý khi thiết kế

Ngoại thất là khái niệm dùng để chỉ các yếu tố được thiết kế và trang trí bên ngoài công trình để làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian. Vậy ngoại thất là gì? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến thiết kế ngoại thất? Hãy cùng LASC tìm hiểu các nội dung