Bạn muốn nhân giống cây dừa cạn khi thiết kế landscape nhưng không biết cách trồng cây dừa cạn bằng cành? Vậy tham khảo ngày bài viết dưới đây của Lasc để có được thông tin cần thiết nhé.
>>>> XEM THÊM: Mua bán cây xanh – mua bán cây công trình giá tốt
1. Cách trồng cây dừa cạn bằng cách giâm cành
Trồng cây dừa cạn thông qua việc giâm cành không phải bất kỳ loài cây nào cũng có thể thực hiện được mà còn tùy vào đặc tính của chúng. Trên thực tế, mục đích của hình thức giâm cành này là giúp cây có thể lên nhanh hơn, quá trình sinh trưởng của cây được rút ngắn đáng kể. Cách giâm cành hoa dừa cạn có thể được tiến hành như sau:
- Bước 1: Cắt cành giâm với độ dài khoảng 5 – 6 cm, người trồng cần chọn cành bánh tẻ để đem lại hiệu quả tốt nhất.
- Bước 2: Trên các lá của cành, ta cắt 2/3 diện tích của mỗi lá nhằm hạn chế tối đa việc thoát hơi nước trên lá cây.
- Bước 3: Bạn ngâm cành giâm đã cắt ở bước 2 qua dung dịch pha N3M. Đặc biệt, cần chú ý là giá thể giâm cành phải sạch. Người trồng cũng cần tưới nước và duy trì độ ẩm nhất định cho cành giâm.
Giá thể để giâm cành là hỗn hợp sơ dừa đã được trộn với trấu (trộn chung rồi đem ủ trong vòng một tháng). Tiến hành chọn cành hoa đã chọn giâm trồng vào giá thể. Tưới nước cho cây và đặt cây trong bóng râm. Sau một tháng khi cành giâm ra lá non có thể đem trồng riêng từng chậu.
>>>> XEM THÊM: 6 cách chăm sóc xương rồng trứng cút phát triển tốt
2. Cách trồng cây dừa cạn bằng cành có nhiều màu
Dừa cạn có rất nhiều giống. Tuy nhiên mỗi giống có một màu hoa khác nhau như tím, hồng, trắng, trắng có đốm đỏ, đỏ sậm… Những giống này đều cùng họ Trúc Đào (Apocynaceae), thế cho nên có thể ghép được với nhau.
Bạn muốn có một cây dừa cạn nhiều màu hoa, chỉ việc ghép những giống có màu hoa yêu thích lên cùng một gốc ghép. Bạn cần cắt bỏ hết lá ở phần gốc ghép ở cây giống, sau đó cắt gốc có hình nêm. Luồn phần gốc ghép của cây giống vào phần vừa chẻ đôi, dùng bao ni lông quấn xung quanh cố định vào chỗ vừa ghép để tránh nước vào.
>>>> Xem Ngay: 6 cách kích thích hoa mai ra nụ đúng dịp tết đến
3. Cách chăm sóc cây dừa cạn khi trồng bằng cành
3.1 Tưới nước thường xuyên
Dừa cạn là một loại cây rất ưa nắng và chịu ẩm tốt. Tuy nhiên, chỉ nên tưới cây với một lượng nước thích hợp vừa đủ để đảm bảo cây phát triển tốt nhưng cũng không rơi vào tình trạng ngập úng. Bạn cũng có thể phun nước ở phần lá, thân cây để cho cây trồng thoát nước tốt hơn. Đây là một điểm đáng lưu ý trong cách trồng cây dừa cạn bằng cành. Tưới cho cây đủ ẩm bằng vòi phun sương ngày tầm 2 lần vào buổi sáng và chiều mát.
3.2 Bón phân kích thích cây phát triển
Bất kì một loài hoa hay cây cảnh nào muốn đẹp thì cũng phải có một chế độ chăm sóc cũng như bón phân đúng cách và dừa cạn cũng không ngoại lệ. Để cây đủ sức, cho ra nhiều hoa cần phun thêm các loại thuốc chống nấm theo định kỳ hàng tháng.Việc bón dưỡng hoa có tác dụng dưỡng làm cho hoa có màu sắc sặc sỡ và lâu tàn.
Liều lượng: Pha 0,5-1 muỗng cafe cho 1 lít nước phun. Định kỳ 7 đến 10 ngày hãy phun một lần. Không phun trực tiếp trên hoa, phun vào lúc sáng sớm hay chiều mát sau khi cây được tưới đầy đủ nước và đợi khô ráo tán lá. Cách bón phân này khá phù hợp trong việc kích thích phát triển cây dừa cạn.
>>>> XEM THÊM: 10 cách làm chậu trồng cây từ chai nhựa đơn giản, siêu đẹp
3.3 Phòng trừ sâu bệnh cho cây dừa cạn
Người trồng phải thường xuyên quan sát cây dừa cạn để có thể kịp thời phát hiện tình trạng sâu bệnh, nhất là trường hợp bị sâu lá tấn công, cây mất thẩm mỹ và dễ chết.
Có 2 loại bệnh thường gặp ở giống cây này là bệnh nấm và thối rễ. Hãy mạnh dạn cắt tỉa những cây bị bệnh để khỏi ảnh hưởng đến cây khác. Ngoài ra, hãy phun thuốc siêu rễ để kích cây mọc nhiều rễ, hút bớt lượng nước ngập úng, đồng thời giảm liều lượng nước tươi cho cây mỗi ngày.
Bạn cần phải thực hiện nhanh chóng, khẩn trương nhất khi vừa phát hiện cây có dấu hiệu vàng lá. Việc phòng trừ sâu bệnh là một việc làm quan trọng trong kỹ thuật trồng cây dừa cạn.
Trên là những thông tin về cách trồng cây dừa cạn bằng cành, công ty cây xanh Lasc hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có được vườn hoa dừa cạn như ý.
>>>> XEM THÊM: