Trồng cây lưỡi hổ trước nhà có tốt không? Những lưu ý cần biết

Hiện nay lưỡi hổ là loại cây được yêu thích vì mang lại may mắn, thanh lọc không khí và ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Nhưng vẫn còn nhiều người băn khoăn về việc không biết trồng cây lưỡi hổ trước nhà có tốt không? Cùng công ty thi công cảnh quan LASC tìm hiểu lời giải đáp cho vấn đề này trong bài viết sau đây nhé!

Đặc điểm cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ thuộc họ măng tây, còn gọi là cây lưỡi cọp hoặc cây vĩ hổ. Lưỡi hổ có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới với hơn 70 loại, nổi bật là lưỡi hổ cọp và lưỡi hổ Thái. Lưỡi hổ là loại cây cảnh đẹp, cao từ 50 - 60cm, nếu phát triển tốt có thể cao đến 1,6 mét. 

Thân cây dạng dẹt, mọng nước. Lá lưỡi hổ dài 30 - 160cm, nhọn ở đầu có viền vàng, sọc vằn ngang hoặc sọc trắng xếp dọc từ gốc đến ngọn, tông xanh nhạt đến xanh đậm. Bề mặt lá nhẵn, không có gân và thon về phía hai đầu. Tuy lưỡi lá nhọn nhưng mềm mại nên không gây nguy hiểm. 

Rễ cây dạng chùm, có khả năng chứa nước nên cây chịu khô tốt, dễ sống nơi ít ánh sáng, không khí hanh khô và ít nước. 

Khi cây ra hoa, hoa sẽ mọc lên từ gốc, kết thành từng cụm, màu trắng lục nhạt và quả hình tròn mang lại vẻ đẹp cho không gian sống. Tuy nhiên, không phải cây lưỡi hổ nào cũng ra hoa, bạn có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia để chọn lưỡi hổ có hoa nếu bạn yêu thích. 

trồng cây lưỡi hổ trước nhà có tốt không
Cây lưỡi hổ thuộc họ măng tây, còn gọi là cây lưỡi cọp hoặc cây vĩ hổ

Những ai yêu thích cây cảnh phong thủy đa phần sẽ chọn cây lưỡi hổ trồng trước nhà vì nó mang nhiều lợi ích:

  • Cây thanh lọc 107 khí độc hại, tạo không khí trong lành, tốt cho sức khỏe.
  • Lưỡi hổ rất hiếm ra hoa, khi ra hoa báo hiệu tài lộc
  • Loại cây đuổi rắn

Để hiểu được trồng cây lưỡi hổ trước nhà có tốt không, hãy theo dõi những thông tin tiếp sau. 

Xem thêm: Các loại cây kiêng kỵ trồng trước nhà

Trồng cây lưỡi hổ trước nhà có tốt không? 

Với hình dáng độc đáo và khả năng sinh trưởng tốt, cây lưỡi hổ thu hút sự chú ý của nhiều người. Vậy cây luỗi hổ có thích hợp trồng ở trước nhà không?

Quan niệm phong thủy

Xét về phong thủy, cây có ý nghĩa trấn trạch, tránh tà khí, tai họa, tăng thêm phúc khí cho ngôi nhà vì lá cây cao, thẳng nhìn như thanh gươm. Hoa văn trên lá cây có hai mặt giống như vàng, biểu trưng cho sự thịnh vượng, của cải dồi dào, gia tăng vận khí, may mắn.

Cũng có những trường hợp cho rằng cây lưỡi hổ không cao, để trước nhà nổi bật. Cây lưỡi hổ là loại cây thu hút may mắn và tài lộc, nếu trồng trước nhà sẽ hút vận khí tốt tụ lại ở cửa, ảnh hưởng đến tài lộc của gia chủ. Vì thế, để tránh những tác động không tốt đến vượng khí của gia đình, cây lưỡi hổ thường được trưng đặt nơi phòng khách, phòng làm việc,.. 

Theo phong thủy, không nên trồng cây lưỡi hổ trước nhà
Theo phong thủy, không nên trồng cây lưỡi hổ trước nhà

Quan điểm khoa học

Chúng ta biết rằng lưỡi hổ là loại cây cảnh đẹp và có nhiều lợi ích cho sức khỏe và môi trường sống. Cụ thể, lưỡi hổ giúp thanh lọc không khí khi hấp thụ 107 loại độc tố, trong đó có  formaldehyde và benzen làm trong lành không gian sống. Chính vì thế, lưỡi hổ nằm trong nhóm cây cảnh trồng trước - trong nhà để giảm bức xạ nhiệt. 

Lá cây xanh tươi quanh năm tạo cảm giác thư giãn, giảm căng thẳng, tăng năng suất làm việc,... Cây lưỡi hổ thích hợp cho những gia đình bận rộn, nhân viên văn phòng, doanh nhân,... vì nó không đòi hỏi sự chăm sóc thường xuyên. 

Ngoài ra, cây lưỡi hổ còn là một dược liệu quý trong Đông Y điều trị chứng ợ hơi, khó tiêu, trào ngược axit dạ dày,... Trồng cây lưỡi hổ trong hay trước nhà đều mang lại lợi ích rất lớn. 

Tham khảo: Mệnh mộc nên trồng cây gì trước nhà? Gợi ý 6 cây mang lại may mắn

Tính thẩm mỹ ngoại thất

Về ngoại thất, trồng cây lưỡi hổ trước nhà cũng là một điểm nhấn với hình dáng mạnh mẽ và màu sắc lạ mắt, sang trọng cũng gây chú ý cho người khác. Còn gì bằng khi sở hữu không gian xanh tươi, thoáng đãng khi vừa có cây xanh trang trí, thanh lọc không khí vừa hạn chế cảnh cây cối um tùm, phải tốn công cắt tỉa thường xuyên. 

Với những khía cạnh trên, gia chủ cần xem xét không gian tổng thể của ngôi nhà, sân vườn để chọn vị trí trồng cây phù hợp để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như cân bằng năng lượng cho ngôi nhà. 

Những nơi kiêng kỵ đặt cây lưỡi hổ 

Lưỡi hổ với hình dáng không quá rậm rạp nên có thể vừa làm cây cảnh trang trí ngoại thất cũng vừa thích hợp làm đẹp không gian nội thất. Song song với câu hỏi “Trồng cây lưỡi hổ trước nhà có tốt không?” cũng có nhiều gia chủ băn khoăn “Đặt cây lưỡi hổ trong nhà vị trí nào để tránh mất tài lộc và sức khỏe?” 

Mặc dù nhiều người thích đặt cây ở những nơi dễ nhìn thấy để tạo điểm nhấn như phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp,... Tuy nhiên về phong thủy, không phải đặt đâu cũng tốt. Những nơi kiêng kỵ đặt cây lưỡi hổ theo phong thủy cụ thể như sau: 

Nhà bếp 

Chúng ta đều biết lưỡi hổ là loại cây hút độc tố, thanh lọc không khí rất tốt nên hầu hết khi nghĩ đến vị trí đều chọn đặt ở bếp đầu tiên để hút khói dầu, trong lành không khí nhà bếp. Tuy nhiên, về phong thủy thì không hợp đặt cây lưỡi hổ nơi đây. 

Đây là nơi mùi khói, dầu mỡ, bám nhiều mùi vị,... nếu để lâu trong môi trường như thế, lá cây dễ bám dầu mà lưỡi hổ không quang hợp được, theo thời gian cây dễ chết. Cây chết là một điều cấm kỵ trong phong thủy, mang đến sự tiêu tán.

Phòng bếp tương đối kín, thiếu ánh sáng tự nhiên không thích hợp cho sự phát triển của cây cỏ, đặc biệt là loại cây thu hút tài lộc như lưỡi hổ. Việc đặt cây lưỡi hổ trong phòng bếp dễ tạo cảm giác tiêu cực và không tốt. Nếu bạn muốn chọn tìm loại cây hoa có thể trồng trong bếp, hãy chọn lan chi. Vì lan chi có khả năng hút khói dầu, hấp thụ nhiều khí độc giúp bếp luôn trong lành, sạch sẽ. 

Phòng ngủ

Cây lưỡi hổ có năng lượng cường đại, mạnh mẽ, có thể tạo ra môi trường rất sạch, nhưng không nên đặt cây lưỡi hổ ở cửa phòng ngủ. Vì năng lượng của cây quá cao sẽ khiến gia chủ cảm thấy căng thẳng, mất ngủ, gây áp lực khó thư giãn,...

Bên cạnh đó, đặt lưỡi hổ trong hay trước phòng ngủ sẽ hấp thụ tài khí, vận khí rất nhiều làm cho tâm trạng của bạn bạn tác động tiêu cực, dễ bất ổn. 

Đây là cây có năng lượng mạnh chỉ thích hợp đặt nơi làm việc, phòng khách. Nếu bạn có ý định trồng cây này trong phòng ngủ hãy cân nhắc cẩn trọng. 

Không nên trồng cây lưỡi hổ trong phòng ngủ
Không nên trồng cây lưỡi hổ trong phòng ngủ

Phòng tắm 

Trong phong thủy, phòng tắm là nơi tiêu hao năng lượng nhiều nhất, tuy nhiên nhiều người nghĩ rằng đặt cây lưỡi hổ trong phòng tắm giúp hấp thụ độc tố, khử mùi hôi, lọc không khí. Khi đặt cây lưỡi hổ ở đây sẽ làm cho năng lượng tích tụ của cây bị hao hụt rất nhiều, ảnh hưởng đến tài vận của chủ nhà. Phòng tắm còn là nơi ẩm thấp, ít nắng, kín gió không đủ điều kiện cho cây phát triển dễ làm chết cây. 

Vì thế, không nên đặt cây này trong phòng tắm mà nên chọn những nơi khô ráo, cung cấp đủ ánh sáng tự nhiên để cây quang hợp và phát triển. Nếu bạn muốn trồng cây, hoa trong phòng tắm có thể lựa chọn loại cây chịu ẩm, chịu bóng râm hay lan chi, trầu bà, thường xuân,... vừa lọc không khí vừa hút mùi rất tốt.

Có thể bạn quan tâm:

Như vậy, việc trồng cây lưỡi hổ trước nhà có tốt không phụ thuộc vào sở thích cá nhân, quan niệm phong thủy hay cả những yếu tố không gian, ngoại thất... Bạn yêu thích vẻ đẹp, hình dáng mạnh mẽ của cây lưỡi hổ hãy chọn vị trí phù hợp để trồng cây, tận dụng lợi ích mà cây mang đến cho không gian của bạn. 

Bài viết liên quan

Đặc điểm, ý nghĩa của cây đuôi công bách thủy tiên

Cây đuôi công bách thủy tiên (bách thủy tiên) đang được ưa chuộng. Vậy cây đuôi công bách thủy tiên có những đặc điểm gì? Cây mang những ý nghĩa nào?

Cây đuôi công: Ý nghĩa phong thủy và công dụng

Cây đuôi công đa dạng chủng loại, được ưa chuộng làm cây cảnh vì vừa mang ý nghĩa phong thủy thu hút tài lộc, thịnh vượng vừa mang lại lợi ích thanh lọc không khí.

Mệnh Mộc nên trồng cây gì trước nhà? Gợi ý 6 cây mang lại may mắn

Nếu bạn chưa biết mệnh Mộc nên trồng cây gì trước nhà thì xem ngay bài bài viết này của LASC để biết các loại cây trồng phù hợp là: Trúc Nhật, Tùng La Hán,...

Những cây kiêng kỵ trồng trước nhà bạn nên biết

Tham khảo ngay các loại cây kiêng kỵ trồng trước nhà để tránh làm giảm tài vượng, vận khí của gia đình: cây dâu tằm, cây liễu, cây đa, cây dương xỉ, cây vối,...