Bạn không biết vị trí đặt cây Bạch Mã Hoàng Tử ở đâu để hợp phong thủy mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ? Vậy tham khảo ngay bài viết dưới đây của lasc.vn để có được thông tin cần thiết nhé.
1. Ví trí đặt cây Bạch Mã Hoàng Tử theo hướng
Khi mua một chậu cây phong thủy để trong nhà thì việc đầu tiên cần lưu ý chính là vị trí đặt cây. Sau đây là những vị trí mà lasc.vn đã nghiên cứu để cây phát huy hết công dụng, thu hút tài lộc cho gia chủ:
- Vị trí đặt cây Bạch Mã Hoàng Tử thích hợp nhất là theo hướng Đông. Hướng đông là hướng đón ánh nắng đầu tiên trong một ngày. Hướng đông sẽ mang lại năng lượng tích cực, niềm vui cho gia chủ.
- Tránh đặt cây ở những nơi có thiếu sáng, tối tăm bí bách. Đối với vị trí để bàn thiếu sáng thì nên mang cây tắm nắng 2 tiếng/ tuần để cây luôn tươi tốt giúp mang lại vận khí tốt ở trong nhà.
>>>> Xem Thêm: Mua bán cây xanh, cây công trình, cây cảnh giá tốt 2020
2. Nên đặt cây Bạch Mã Hoàng Tử ở đâu trong nhà?
Sau khi đã biết được vị trí đặt cây Bạch Mã Hoàng Tử thì việc đặt cây ở đâu trong nhà cũng là điều quan trọng mà bạn cần biết.
Cây Bạch Mã Hoàng Tử có tán lá ngắn. Thân cây có gân trắng ngà nên thích hợp để trang trí nội thất. Đặc biệt, với ý nghĩa phong thủy mang tài lộc, may mắn càng thích hợp đặt ở trong văn phòng, bàn làm việc.
Đối với cây có kích thước nhỏ đặt trên bàn làm việc, bàn học, nhà bếp… giúp thanh lọc không khí, trang trí không gian. Đối với những cây có kích thước to có thể đặt trước cửa nhà, ở góc tường có ánh sáng đầy đủ. Đó chính là những không gian, vị trí đặt cây Bạch Mã Hoàng Tử thích hợp nhất!
>>>> Xem Ngay: Ý nghĩa cây kim ngân lượng | hướng dẫn đặt, chăm sóc
3. Cách lựa chọn cây bạch mã hoàng tử khi đặt trong nhà, trong phòng
Để có một không gian đẹp cần phải lựa chọn một cây Bạch Mã Hoàng Tử thật đẹp phải không nào? lasc.vn xin chia sẻ một số kinh nghiệm “để đời” giúp bạn lựa được châu cây thật đẹp nhé!
Đầu tiên, thân cây Bạch Mã Hoàng Tử có màu trắng đục, ngà ngà. Thế nên chọn những cây tụm thành từng cụm. Từng thân cây vươn thẳng đứng, cứng cáp tụ thành từng cụm tượng trưng cho sự kiên định của gia chủ.
Thứ hai, chọn những cây có tán lá xòe rộng, màu xanh xẫm ở mặt trước và xanh nhạt ở mặt sau. Đặc biệt, chọn những lá không bị úa vàng và cây có lá non vươn thẳng.
Cuối cùng, tránh chọn những cây Bạch Mã Hoàng Tử có lá cuộn lại theo chiều dọc. Bởi đây là những lá có mầm bệnh, dễ khiến cây mau chết.
4. Ý nghĩa cây bạch mã hoàng tử trong phong thủy
Cây Bạch Mã Hoàng Tử là biểu tượng của sự sang trọng, quý phái. Chỉ cần từ cái tên gọi đã toát ra được nét đẳng cấp, lịch lãm của cây. Đặc biệt, trong phong thủy, Bạch Mã Hoàng Tử còn đem đến cho gia chủ nguồn năng lượng tích cực. Không những phong thái đĩnh đạt mà cây còn thu hút tài lộc, may mắn cho gia chủ.
Đặc điểm của Bạch Mã Hoàng Tử chính là rất ít khi ra hoa. Hoa của cây sẽ tụ thành từng cụm có màu vàng ố. Bên ngoài được bao bọc bởi cánh hoa trắng muốt và báo hiệu những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn.
5. Cây bạch mã hoàng tử hợp tuổi nào? Mệnh nào hợp cây bạch mã hoàng tử?
Cuối cùng, không thể không bỏ qua những tuổi cho thể đặt cây Bạch Mã Hoàng Tử trong nhà được nhỉ? Theo thuyết ngũ hành thì cây Bạch Mã Hoàng Tử được xếp vào cây có mệnh Kim. Chính vì lẽ đó, những người có mệnh Kim hoặc Thủy rất thích hợp để trồng.
Mệnh Kim là đại diện cho kim loại được hình thành từ khoáng sản và đất đá ở trong lòng đất. Chính vì thế, những người mệnh Kim có tính cách quyết đoán, đầy tham vọng và mạnh mẽ… Yếu điểm của người mệnh Kim chính là sự cứng nhắc và thiếu sự linh hoạt trong hoàn cảnh.
Để cải thiện những yếu điểm và gia tăng những ưu điểm, người mệnh Kim nên đặt từ 3 – 4 chậu trong nhà. Bạch Mã Hoàng Tử vừa trung hòa được tính cách và làm được “tâm phúc” của người mệnh Kim.
Hy vọng với những thông tin về vị trí đặt cây Bạch Mã Hoàng Tử cũng như ý nghĩa phong thủy mà lasc.vn chia sẻ thì sẽ giúp bạn có được thông tin hữu ích giành cho mình nhé.
>>>>> Tham Khảo Thêm: