Deprecated: trim(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /home/lascvn2024/domains/lasc.vn/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/html/class-dom.php on line 98
Bạn muốn trồng hoa nhài để lưu giữ hương thơm và sắc đẹp nó chúng, nhưng không gian không cho phép. Vậy muốn biết cách trồng hoa nhài trong chậu như thế nào để hoa phát triển tốt và có nhiều hoa? Hãy tham khảo bài viết dưới đây cùng công ty thiết kế cảnh quan LASC nhé!
>>>> XEM THÊM: Mua bán cây công trình – mua bán cây công trình giá tốt
1. 4 tips cách trồng hoa nhài trong chậu
1.1 Kinh nghiệm chọn hoa nhài
Muốn hoa nhài ra hoa đẹp, phát triển tốt thì khâu chọn giống rất quan trọng. Hoa nhài có hơn 200 loại với những đặc tính riêng. Có loại cây xanh tốt nhưng lại có loại rụng lá; cũng có một số thích “leo trèo” và cũng có loại mọc thành bụi; một số lại có sức sống đặc biệt muốn vươn mình trong sương giá, và cũng có loại chỉ muốn “ngoan ngoãn” trong nhà. Dưới đây là một số giống hoa nhài phổ biến:
- Giống hoa Jasminum officinale (hoa nhài mùa hè): giống này hoa thường có hình sao, màu trắng, đây là loài giống hoa nhài leo phổ biến ở nhiều vùng.
- Giống hoa Jasminum nudiflorum (hoa nhài mùa đông): Hoa của giống này có màu vàng, đặc biệt loài này ít cần chăm sóc và độ che phủ đất tốt.
- Giống hoa nhài Jasminum parkeri: Hoa giống này có màu vàng và mọc thành bụi.
- Giống hoa nhài Jasminum fruticans: Hoa của giống này có màu vàng hình ống, mọc thành bụi và xanh.
- Giống hoa nhài Jasminum sambac: Loài này có hương thơm có thể làm trà rất ngon, và đòi hỏi môi trường có thể kiểm soát được ở hầu hết các vùng khí hậu.
Mỗi loài hoa nhài để có đặc điểm, điều kiện sống cũng như cách chăm sóc khác nhau, chính vì thế mà các bạn thật cẩn thận khi lựa chọn giống để phù hợp với nhu cầu sống của hoa, để hoa phát triển và sinh trưởng tốt.
>>>> XEM THÊM: 5 cách làm cho hoa hồng nở to, đẹp và nhiều bông nhất
1.2 Tìm vị trí thích hợp để trồng hoa nhài trong chậu
Để cây hoa nhài phát triển tốt, nhanh ra hoa thì bạn cần tìm một vị trí thích hợp, nhưng nếu chậu quá nhỏ thì việc hấp thụ chất dinh dưỡng và phát triển của hoa sẽ bị chậm. Vì thế, đối với việc trồng hoa nhài trong chậu, các bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Ánh sáng: Hầu hết tất cả các giống hoa nhài đều cần ánh sáng mặt trời, có thể một phần hoặc toàn phần, và ít giống hoa có thể sinh trưởng trong bóng râm. Vì vậy, chậu hoa nhài phải được đặt ở vị trí có ánh mặt trời chiếu vào.
- Không gian sinh trưởng: Một số giống hoa nhài cần một không gian đủ để hấp thụ và phát triển, vì vậy bạn nên cân nhắc về diện tích xung quanh, tránh sự chen lánh của các cây khác làm chậm đi quá trình phát triển của hoa.
- Nhiệt độ: Nếu lựa chọn việc trồng hoa nhài trong chậu thì bạn hãy xem xét nên đặt chậu hoa ở trong nhà hay ngoài trời bởi vì mỗi giống hoa sẽ có một nhiệt độ sống khác nhau.
1.3 Chuẩn bị đất để trồng cây hoa nhài
Cây hoa nhài phát triển tốt trên đất màu mỡ và thoát nước tốt. Bạn có thể mua đất hoặc tiến hành trộn đất, nhưng phải chú ý một số điểm sau:
- Đất trồng hoa nhài phải là loại đất cát ít chua, tơi, xốp.
- Đối với đất tự trộn, bạn có thể trộn với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn,… và nên phơi ải từ 15 – 20 ngày trước khi đem trồng.
- Đất phải được làm kỹ, nhặt sạch cỏ, sỏi đá.
- Bạn nên trộn một chút phân bón vào đất trước khi trồng cây để đất có nhiều chất dinh dưỡng hơn. Điều này sẽ làm cây hoa nhài sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
>>>> ĐỌC THÊM: 6 cách trồng xương rồng ra hoa đẹp, nở quanh năm
1.4 Tiến hành trồng cây hoa nhài trong chậu
Sau khi chuẩn bị đất, chậu thì chúng ta tiến hành trồng hoa nhài. Cách trồng hoa nhài cũng tùy thuộc vào loại giống bạn chọn là giống cây con từ vườn ươm, cành giâm hay hạt giống.
- Đối với cây con mua ở vườn ươm:
Bước 1: Nhẹ nhàng lấy cây con và làm ướt bầu rễ.
Bước 2: Kích thích rễ bằng cách cào nhẹ dọc theo các rễ cây.
Bước 3: Đào một hốc đất có kích thước gấp đôi bầu rễ và đặt cây hoa nhài vào.
Bước 4: Đắp đất xung quanh hốc hơi cao hơn mặt đất một chút để tạo thành chỗ giữ nước.
Bước 5: Nhẹ nhàng vỗ đất xung quanh gốc cây vừa trồng để giữ cho cây đứng vững.
Bước 6: Tưới nhiều nước xung quanh gốc cây để giúp cây ổn định. Có thể cho thêm đất để cây đứng thẳng trông đẹp mắt hơn.
- Đối với cây hoa nhài được giâm từ những cây trường thành: Tương tự như cách trồng cây con.
- Ngoài 2 cách trồng trên, các bạn cũng có thể mua hạt giống về trồng, tuy nhiên trồng bằng hạt giống thì tỉ lệ nảy mầm rất thấp và đòi hỏi phải chăm sóc đặc biệt.
2. Kỹ thuật chăm sóc cây hoa nhài được trồng ở trong chậu
2.1 Giữ môi trường ẩm để cây hoa nhài phát triển
Chăm sóc cây hoa nhài đòi hỏi phải cẩn thận, cây hoa nhài phát triển tốt trong môi trường ẩm. Vì thế:
- Cần tưới nước cho cây mỗi ngày nhưng không được ướt sũng vì dễ làm úng cây.
- Thường xuyên kiểm tra độ ẩm của đất bằng cách dùng ngón tay chọc xuống đất khoảng 5cm, nếu cảm thấy đất khô hãy bổ sung nước cho đất.
- Nếu trồng hoa nhài trong nhà bạn cần lưu ý về độ ẩm không khí. Một số giống hoa có độ ẩm từ 30 – 45%, bạn có thể dùng bình xịt để phun cho cây thường xuyên.
2.2 Cắm cọc đối với những giống hoa nhài leo
- Đối với những giống hoa nhài leo, bạn nên sử dụng cọc cắm để định hình và cố định cho cây phát triển khỏe mạnh.
- Dùng dây cột lỏng vào cọc và tháo ra khi cây đã cứng cáp.
2.3 Bón phân mỗi tháng một lần
- Trong suốt quá trình phát triển và sinh trưởng của cây hoa nhài, việc bón phân mỗi tháng mỗi lần sẽ thúc cây ra hoa và ra hoa liên tục.
- Có thể dùng phân bón dạng hạt bón ở xung quanh gốc cây hoặc dùng phân bón dạng lỏng pha loãng.
- Hoặc có cách khác là dùng phân bón bón trực tiếp vào dưới đất khoảng 2 – 3cm, chú ý cẩn thận kẻo làm đứt rễ của cây.
>>>> XEM THÊM: Chia sẻ cách uốn cây sanh dáng thác đổ đẹp, dễ làm
2.4 Thường xuyên cắt tỉa cây hoa nhài trong chậu
Cây hoa nhài sẽ phát triển và cho nhiều nhánh nếu bạn thường xuyên cắt tỉa lá của cây. Bạn nên dùng tay ngắt hoặc cẩn thận hơn là dùng kéo cắt đi những lá sâu, cành héo, cành chết, những cành mọc lòa xòa. Trong quá trình tỉa gọn, bạn có thể tạo hình cho cây đối với cây hoa nhài leo để bắt mắt hơn.
Lưu ý:
- Không cắt tỉa khi cây đang ra hoa, vì sẽ làm cản trở quá trình đơm hoa của cây. Nên cắt tỉa khi kết thúc mùa hoa nở.
- Có thể cắt tỉa khoảng ⅓ số cành sau mùa hoa nở. Cây sẽ ra hoa và xanh tốt, đầy đặn hơn mùa trước.
2.5 Che phủ cây hoa nhài vào mùa thu và mùa hè
Vào mùa thu và mùa hè thì cách chăm sóc cây hoa nhài sẽ hoàn toàn khác nhau. Các bạn có thể tham khảo một số các dưới đây:
- Mùa thu: Bạn nên phủ một lớp lá thông khô, phân chuồng hoặc phân trộn xung quanh gốc cây. Hoặc, bạn hãy đặt cây vào vị trí có nhiệt độ phù hợp khoảng 15,5 – 21 độ.
- Mùa hè: Bạn nên tưới nước hàng ngày, đảm bảo cây luôn có độ ẩm và không đặt cây dưới ánh nắng quá gắt.
Mong rằng bài sau khi đọc bài viết này, Công ty cây xanh LASC sẽ giúp các bạn biết thêm về cách trồng hoa nhài trong chậu và hiểu rõ về cách chăm sóc cây hoa nhài. Chúc các bạn có được những chậu hoa nhài thật đẹp và khỏe mạnh nhé!
>>>> TÌM HIỂU THÊM: