Khi thiết kế cảnh quan sân vườn, resort, khu đô thị,… các kiến trúc sư cần tuân thủ và áp dụng các nguyên lý thiết kế cảnh quan và tạo bố cục hợp lý, cân đối. Vậy có những nguyên tắc thiết kế cảnh quan nào hiện nay? Cùng công ty thiết kế cảnh quan LASC tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
>>>> XEM THÊM: Thiết kế cảnh quan là gì? 10+ mẫu thiết kế landscape hiện đại, nổi bật (2024)
1. Tính đồng nhất (Unity)
Tính đồng nhất là sự lặp đi lặp lại một cách tuần hoàn, có trật tự thống nhất và nhất quán của các yếu tố: Chủng loại, chiều cao, độ rộng, kích thức, kết cấu, màu sắc,… của cây, đá, vật dụng trang trí hay các nhóm thực vật nói chung để tạo nên một không gian cảnh quan hài hòa, đẹp mắt.
Ngoài ra, nếu như bạn muốn tự tạo ra một cảnh quan sân vườn theo một chủ đề yêu thích nhất định, đừng nên bỏ qua phương pháp này nhé! Chủ đề ở đây có thể nhắm đến một loại hình cảnh quan đa dạng nào đó như: rừng mưa nhiệt đới, khung cảnh miền quê Nam Bộ, ốc đảo sa mạc,… thay đổi phong phú, đa dạng.
>>>> ĐỌC TIẾP: Các phong cách thiết kế sân vườn đẹp và được ưa chuộng hiện nay
2. Tính đơn giản (Simplicity)
Tính đơn giản trong nguyên lý thiết kế cảnh quan nghĩa là loại bỏ các chi tiết thừa, không cần thiết để tạo ra một không gian cảnh quan tối giản, gần gũi, hài hòa, tránh rối mắt. Bên cạnh đó, áp dụng sự đơn giản trong thiết kế cảnh quan có thể giúp gia chủ tiết kiệm được đáng kể chi phí, nguồn lực vào những yếu tố không cần thiết mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ, công năng sử dụng.
3. Chuyển tiếp tự nhiên (Natural transition)
Tính chuyển tiếp tự nhiên là yếu tố cơ bản khi thiết kế cảnh quan, đảm bảo việc thi công sân vườn không có sự thay đổi quá đột ngột về màu sắc. Thực tế đã cho thấy nguyên lý này sẽ giúp cho cảnh quan sân vườn chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt không mắc phải những sai lầm của những người thiếu kinh nghiệm thực tế, đôi lúc quên tính liên tục của tổng thể.
Quá trình hoạt động chuyển tiếp tự nhiên được hiểu là sự bảo đảm thay đổi diễn ra một cách chậm rãi, làm cho các sự vật có sự liên kết chặt chẽ và có cái nhìn logic hơn về tổng thể cảnh quan. Điểm dễ nhận biết của hoạt động này đó là sự thay đổi theo tuần tự ở màu sắc và chiều cao của cây. Ngoài ra còn kết hợp các yếu tố tương tự khác như tượng, đá,… nhằm tăng sức thu hút.
4. Cân bằng đối xứng (Symmetrical Balance)
Đối với thiết kế trong cảnh quan, tất cả các thành phần được nhắc đến phải chia bằng nhau. Mọi chi tiết đều có một phiên bản đối xứng được gọi là bản sao giống nhau hoàn toàn, từ hình dạng, kích thước đến màu sắc,… mang lại sự đối xứng tuyệt đối về tổng thể hình học. Nguyên lý này được người dùng áp dụng rất nhiều trong các bản vẽ thời kỳ phục hưng.
Sự đối xứng 2 bên một cách cân bằng này thường không thể ước lượng một cách hoàn toàn chính xác trong tự nhiên. Tuy nhiên, một số người hiện nay có xu hướng thích nhìn thất mọi vật cân bằng. Điều này giúp mang lại sự ổn định và trật tự nhất định. Ứng dụng của phương pháp này thường được thấy đối với các loại bụi cây trồng đánh dấu điểm đầu và điểm cuối.
>>>> TÌM HIỂU NGAY: Báo giá thiết kế cảnh quan resort, đô thị mới nhất 2024
5. Cân bằng không đối xứng (Asymmetrical Balance)
Cân bằng không đối xứng là việc sắp xếp các yếu tố thiết kế một cách không đối xứng nhưng vẫn đảm bảo sự cân bằng và hài hòa. Thay vì đặt các yếu tố theo cách giống hệt nhau, Asymmetrical Balance tập trung vào việc sử dụng các yếu tố khác nhau như hình dạng, kích thước, màu sắc, và vị trí để tạo ra sự cân bằng tổng thể. Đồng thời, nguyên tắc này có thể tạo điểm nhấn bằng cách đặt một yếu tố độc đáo hoặc quan trọng tại một vị trí chiến lược, làm nổi bật khỏi các yếu tố khác.
6. Tính cân xứng (Proportion)
Tính cân đối tuy là một trong các yếu tố rất đơn giản của các trong thiết kế cảnh quan nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện sao cho đúng. Một số sai lầm thường gặp khi áp dụng tính cân đối trong thiết kế cảnh quan:
- Những sai lầm dễ dàng tránh: Khi tạo một bản vẽ nhỏ nhưng người dùng sử dụng các chi tiết quá lớn để thu hút sự chú ý. Điều này sẽ làm cho thiết kế của bạn gò bó, nhỏ bé.
- Những sai lầm khó tránh hơn: Khi những chi tiết bạn đưa vào không được tính toán kĩ lưỡng, có thể phát sinh những vấn đề, khiến tính cân đối của bản thiết kế bị phá hủy.
- Tính lặp lại (Repetition): Sử dụng quá nhiều có thể đem lại tác dụng phụ. Điều này khiến cho thiết kế của bạn lạc đề, nhàm chán, bản vẽ lộn xộn, vô tổ chức.
>>>> ĐỌC THÊM: Tiêu chuẩn thiết kế công viên và các nguyên tắc thiết kế cơ bản
7. Màu sắc trong thiết kế cảnh quan (Color)
Bên cạnh các nguyên tắc ở trên, màu sắc cũng là yếu tố cơ bản trong thiết kế cảnh quan của bất cứ dự án nào. Màu sắc của cảnh quan có thể kết hợp đan xen giữa màu xanh cây cối, màu tươi sáng của các loại hoa giúp tạo nên một công trình tràn đầy sức sống. Ngoài ra, các vật dụng trang trí như bàn ghế, sỏi đá,… có các gam màu trung tính như xám, trắng,… cũng góp phần tạo nên cảnh quan bắt mắt, nổi bật.
Do mang tính chuyên môn sâu do đó, để áp dụng được nguyên lý thiết kế cảnh quan đúng, phù hợp phong thủy sân vườn nhất bạn nên tham khảo đến các chuyên gia cũng như đơn vị thi công cảnh quan chuyên nghiệp. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với đội ngũ chăm sóc khách hàng của LASC để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
- Địa chỉ:
- Hồ Chí Minh: 345 Lý Thường Kiệt, Phường 9, Q.Tân Bình, TP. HCM.
- Hà Nội: Số 24, ngách 92, ngõ 141 giáp nhị, P. Thịnh Liệt, Q. Hoàng Mai, TP Hà Nội.
- Ninh Thuận: Thôn Quán Thẻ 1, Xã Phước Minh, Huyện Thuận Nam, Tỉnh Ninh Thuận.
- Bình Thuận: 1207 QL55, Xã Tân Thắng, Huyện Hàm Tân, Tỉnh Bình Thuận.
- Website: https://lasc.vn/
- Email: congtylasc@gmail.com
- Hotline: 0912373539
Bài viết trên là toàn bộ các nguyên lý thiết kế cảnh quan được LASC tổng hợp chi tiết. Hy vọng bạn đọc có thể đúc kết được những kinh nghiệm quý báu và xây dựng cho mình một phong cách thiết kế cảnh quan sao cho hiện đại, hài hòa với khi vườn của mình nhất!
>>>> KHÁM PHÁ CHI TIẾT: